Răng sâu vào tủy có hàn được không? Một trong số những câu hỏi không ít khách hàng đặt ra khi gặp vấn đề răng sâu. Bởi răng sâu là bệnh lý răng miệng khá phổ biến hiện nay. Để giải đáp cho câu hỏi trên mời các bạn cùng VIET SMILE đi tìm hiểu ở bài viết sau đây.
Biểu hiện răng sâu vào tủy
Răng sâu thường do vệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tấn công vào các tổ chức của răng. Khi răng bị sâu nếu không được điều trị kịp thời vi khuẩn sẽ lây lan vào trong tủy răng. Biểu hiện răng sâu vào tủy bạn có thể nhận thấy như:
Giai đoạn mới chớm
Ở giai đoạn này bạn sẽ thấy răng bị ê buốt lâu hơn khi tiếp xúc với đồ ăn, đồ uống nóng, lạnh. Hoặc khi hít gió, khi có sự thay đổi về áp suất bạn cũng thấy có hiện tượng đau nhức này. Thỉnh thoảng bạn còn có thể nhận thấy răng bị đau nhức theo từng cơn thoáng qua. Những dấu hiệu ban đầu này chưa rõ rệt nên nhiều người thường chủ quan.
Giai đoạn giữa
Đây là giai đoạn răng sâu vào tủy, lúc này bạn sẽ thấy những hiện tượng đau nhức nhiều hơn. Đau có thể âm ỉ, kéo dài liên tục trong vòng vài giờ hoặc cả ngày, có thể đau theo từng cơn dữ dội, lan sang cả vùng đỉnh đầu, đau nhiều về đêm, uống thuốc giảm đau không đỡ. Khi đó sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon, mất ngủ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Giai đoạn nặng
Đây là giai đoạn tủy răng bị tổn thương nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời có thể phát triển thành viêm tủy răng hoặc hoại tử tủy. Khi tủy răng chết bạn sẽ không còn thấy đau nữa và tại vị trí răng sâu thịt sẽ lồi lên dễ giắt thức ăn gây hôi miệng.
Răng sâu vào tủy có nguy hiểm không?
Khi sâu răng vào đến tủy nếu không được điều trị sớm sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng như:
Làm hỏng thân răng: Sâu răng vào tủy không được điều trị vi khuẩn sẽ lan rộng làm phá hủy thân răng, chân răng và không có khả năng giữ lại được.
Viêm chóp răng: Nếu tủy răng bị viêm nhiễm không được loại bỏ, viêm nhiễm sẽ đi sâu xuống chân răng, tới chóp răng gây viêm chóp răng.
Sưng nướu răng quanh: Viêm nhiễm ở vùng chóp răng sẽ tạo thành ổ mủ gây sưng mặt, đau, răng lung lay, gây đau nhức, thậm chí phải nhổ bỏ chiếc răng đó.
Viêm xương hàm: Ổ nhiễm trùng lan rộng, tạo nang to phá hủy xương hàm làm xương hàm bị gãy, tổn thương thần kinh, mạch máu,…
Mất nhiều răng: Viêm nhiễm vùng chóp răng lâu ngày không được điều trị, ổ nhiễm trùng sẽ lan rộng ảnh hưởng đến các răng xung quanh gây mất răng hàng loạt sớm hơn.
Răng sâu vào tủy có hàn được không?
Răng sâu vào tủy vẫn có thể hàn răng được tùy thuộc vào tình trạng răng cụ thể. Nếu như răng bị sâu vào tủy ở mức độ nhẹ bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị tủy răng sau đó sẽ hàm trám lại để lấy lại hình dáng răng, cải thiện thẩm mỹ và khả năng ăn nhai.
Còn với những trường hợp răng đã sâu vào tủy nặng men răng bị hư tổn quá nhiều, chân răng bị lung lay thì trám răng không phải là biện pháp điều trị phù hợp. Với những răng bị sâu vào tủy nghiêm trọng thì nhổ răng là cách duy nhất để bảo vệ các răng, xương hàm xung quanh.
Cách điều trị răng sâu vào tủy
Để có cách điều trị phù hợp trước hết bác sĩ sẽ cần thăm khám, chụp phim để đánh giá tình trạng răng bị sâu vào tủy.
Trường hợp có thể điều trị được
Trường hợp răng bị sâu vào tủy vẫn có thể điều trị được bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị nội nha để bảo tồn răng gốc. Với điều trị nội nha bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ khoan chuyên dụng để mở ống tủy, loại bỏ hết những phần tủy bị viêm nhiễm, hư hỏng. Sai đó làm sạch ống tủy và dùng vật liệu trám răng để biết kín ống tủy, ngăn chặn vi khuẩn tấn công. Đồng thời khôi phục lại hình dáng, chức răng của răng.
Sau điều trị tủy răng những tình trạng đau nhức sẽ không còn. Nhưng sau khi điều trị tủy, răng sẽ trở nên giòn, dễ bị gãy vỡ nếu chịu tác động mạnh. Bởi vậy, bác sĩ khuyên bạn nên bọc răng sứ để vừa khôi lại chức năng của răng tốt nhất, vừa bảo vệ, duy trì răng thật lâu dài.
Trường hợp không điều trị được
Nếu răng sâu vào tủy quá nặng, không thể giữ lại được buộc bác sĩ phải nhổ răng đó đi. Sau khi nhổ cần thực hiện các biện pháp khôi phục lại răng mất. Bởi nếu để mất răng kéo dài sẽ dẫn tới tiêu xương, tụt lợi, xô lệch răng, thay đổi cấu trúc khuôn mặt.
Hiện nay có các biện pháp khôi phục răng mất như: Làm hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và trồng răng implant. Tuy nhiên, hiện nay trồng răng implant là giải pháp DUY NHẤT có thể tránh được mọi khuyết điểm của hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ.
Trồng răng implant là giải pháp khôi phục răng mất bằng cách bác sĩ sẽ đặt một trụ implant bằng titanium vào trong xương hàm để thay thế cho răng mất. Sau khi trụ ổn định bác sĩ sẽ gắn răng sứ lên trên để hoàn thiện răng mất.
Sau cấy implant bạn sẽ sở hữu một chiếc răng mới có màu sắc, hình dáng và chức năng tương tự như răng thật, giúp bạn có thể tự tin giao tiếp, tự tin ăn nhai. Trồng răng implant còn phù hợp với những người mất răng cửa nên bạn có thể lựa chọn khi mất răng.
Nếu cần tư vấn thêm các thông tin về răng sâu vào tủy và các bệnh lý răng miệng khác hay liên hệ 1900 3331 để được đội ngũ nha khoa VIET SMILE giải đáp.