Sâu răng nếu bạn không phát hiện, điều trị sớm sẽ gây ra nhiều vấn đề như: răng sâu bị vỡ, hỏng tủy, viêm ổ răng,…Vậy nếu răng sâu bị vỡ làm sao để khắc phục để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt, tối ưu hiệu quả nhất? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của nha khoa VIET SMILE để tìm được giải pháp phù hợp với bạn nhất nhé!
Răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng
Đầu tiên, cùng tìm hiểu rõ hơn thế nào là răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng và ảnh hưởng của răng sâu bị vỡ. Sâu răng là một bệnh lý răng miệng phát triển dần dần và ở giai đoạn đầu khi sâu răng chưa gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng bạn sẽ ít chú ý đến. Biểu hiện chỉ có những đốm màu trắng đục hoặc các vết đen li ti và các lỗ nhỏ trên bề mặt răng. Nếu bạn vẫn để các lỗ sâu phát triển to hơn và không điều trị sẽ gây ra những cơn đau nhức theo đợt hoặc liên tục cho bạn.
Không chỉ vậy, sâu răng sẽ có thể phá hủy các mô cứng của răng như men răng, ngà răng hay thậm chí sâu răng lan rộng gây viêm, hỏng tủy răng. Răng sâu có thể xảy ra ở bất cứ răng ở vị trí nào nhưng bạn sẽ thường bị sâu hơn ở các răng hàm do vị trí khó vệ sinh hơn các răng còn lại.
Và khi bạn quan sát thấy các mảnh vỡ của răng vậy thì khi này tình trạng sâu răng của bạn bạn đã lan đến chân răng khiến cho lớp bảo vệ của răng bị phá vỡ. Lúc này, tủy răng sẽ bị vi khuẩn tấn công gây viêm tủy, chết tủy khiến răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng.
Răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng sẽ gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày cũng như sức khỏe toàn thân:
- Gây ra những cơn đau nhức răng, ê buốt kéo dài, đặc biệt vào ban đêm khiến bạn không muốn ăn và mất ngủ.
- Răng sâu vỡ chỉ còn chân răng làm giảm sút chức năng ăn nhai, khiến sức khỏe của bạn kém đi
- Sâu răng lan rộng ảnh hưởng răng bên cạnh, gây sâu, hỏng răng
- Răng sâu bị vỡ chỉ còn chân có thể bị viêm nhiễm, lung lay và mất răng
Vậy nếu răng sâu bị vỡ hết thì sẽ như thế nào?
Răng sâu bị vỡ hết
Khi sâu răng đi sâu xuống dưới và vào tủy răng gây ra tình trạng răng bị đau nhức, ê buốt do tủy răng đã bị viêm nhiễm. Khi này mô răng đã yếu khiến răng bị gãy vỡ hết và tủy cũng bị viêm khiến răng có thể bị lung lay, lợi bên cạnh răng bị sâu vỡ sưng to, viêm ổ răng.
Nếu răng sâu bị vỡ hết bạn không khắc phục kịp thời sẽ khiến mất răng đó, ảnh hưởng các răng bên cạnh, gây tác hại nghiêm trọng như trường hợp răng sâu bị vỡ còn chân răng. Vậy răng sâu bị vỡ có nguy hiểm không? Làm sao để khắc phục? Tiếp tục tìm hiểu dưới đây nhé!
Răng sâu bị vỡ có nguy hiểm không?
Nhìn chung, khi răng bị sâu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân vậy nên khi răng sâu bị vỡ sẽ gây nhiều tác hại, nguy hiểm hơn cho bạn.
Suy giảm nghiêm trọng chức năng nhai
Khi răng sâu bị vỡ, bạn sẽ phải trải qua những cơn đau và ê buốt lâu dài. Đặc biệt, nếu răng sâu bị vỡ là các răng hàm giữ vai trò nhai, nghiền nát thức ăn chính thì chức năng nhai sẽ bị ảnh hưởng hoàn toàn, khiến bạn không thể ăn nhai bình thường.
Ảnh hưởng đến các răng bên cạnh, gây bệnh lý răng miệng khác:
Sâu răng có thể lan rộng sang các răng bên cạnh nếu bạn không có phương pháp điều trị kịp thời. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng nghiêm trọng hơn: viêm tủy, viêm lợi, chảy máu chân răng…Nguy hiểm hơn là khi răng sâu lây nhiễm sang các răng bên cạnh có thể khiến răng của bạn bị sâu vỡ, hỏng hết cả hàm.
Ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa
Khi chức năng nhai bị kém đi thì thức ăn sẽ không được nghiền nát khiến cho hệ tiêu hóa phải hoạt động hết công suất để thức ăn dễ tiêu hóa hơn. Lâu ngày bạn có thể bị rối loạn hệ tiêu hóa, đau dạ dày,…ảnh hưởng sức khỏe toàn thân
Ảnh hưởng đến phát âm và gây thiếu thẩm mỹ:
Răng sâu bị vỡ sẽ cản trở đến quá trình phát âm của bạn và các mảng sâu đen sẽ gây mất thẩm mỹ khi cười nói, giao tiếp. Đặc biệt với các trường hợp bạn bị sâu vỡ, mẻ răng cửa khiến bạn có tâm lý e ngại, không dám cười.
Với những ảnh hưởng, nguy hiểm như vậy thì làm sao để khắc phục răng sâu bị vỡ?
Răng sâu bị vỡ nên làm như thế nào?
Răng sâu bị vỡ trong tất cả các trường hợp bạn đều cần thăm khám, xử lý sớm, điều trị kịp thời để tránh những ảnh hưởng về thẩm mỹ, ăn nhai cũng như bệnh lý phát sinh. Cùng tìm hiểu rõ hơn một số cách khắc phục tình trạng răng sâu bị vỡ ngay dưới đây nhé!
Răng sâu bị vỡ có trám được không?
Đầu tiên, răng sâu bị vỡ có trám được không? Câu trả lời là có thể, tuy nhiên tùy tình trạng cụ thể của răng sâu bị vỡ ra sao.
Trám răng đối với răng sâu bị vỡ nhỏ: Trong trường hợp bạn chỉ bị vỡ một mảnh răng nhỏ, bác sĩ sau khi thăm khám có thể điều trị cho bạn bằng phương pháp trám răng (hàn răng). Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu nhựa composite để trám răng đảm bảo thẩm mỹ, ăn nhai cho bạn do composite có màu tương tự răng thật. Trước khi hàn/trám răng sâu bác sĩ sẽ vệ sinh răng, nạo bỏ lỗ sâu để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho bạn sau hàn răng.
Với trường hợp răng sâu bị vỡ to, vỡ chỉ còn chân răng hay vỡ hết thì bác sĩ sẽ hạn chế sử dụng phương pháp trám răng vì đây là giải pháp khắc phục tạm thời với các lỗ sâu vỡ nhỏ. Nếu trám răng sâu bị vỡ lớn khi ăn nhai với lực mạnh sẽ dễ bị bung, vỡ và ảnh hưởng đến răng.
Vậy nên để đảm bảo tốt răng miệng bạn nên đi thăm khám, trám răng ngay khi có dấu hiệu sâu răng bạn nhé.
Răng sâu bị vỡ có bọc sứ được không?
Bọc răng sứ thường áp dụng với các trường hợp răng sâu bị vỡ lớn hay chỉ còn chân răng. Với phương pháp này, bác sĩ sau khi làm sạch lỗ sâu sẽ tiến hành bọc chụp trực tiếp mão sứ lên thân răng bị nứt để khôi phục lại vẻ ngoài, chức năng ăn nhai cho răng.
Mão răng sứ có thể là sứ kết hợp kim loại hay răng toàn sứ. Với răng toàn sứ sẽ giúp bạn sở hữu chiếc răng thẩm mỹ cao, bền đẹp. So với hàn/trám răng thì bọc sứ đem lại hiệu quả dài lâu hơn.
Với trường hợp răng bị sâu chỉ còn chân răng nhưng lại bị ảnh hưởng đến tủy răng thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy răng sau đó lấp đầy tủy răng bằng các vật liệu nhân tạo và trám bít lỗ hỏng tủy sau đó bọc sứ.
Răng sâu bị vỡ có nên nhổ không?
Nhổ chân răng sâu bị vỡ là phương pháp được bác sĩ chỉ định với các tình trạng chân răng bị sâu nặng, chân răng bị mục nát quá nặng, viêm, hỏng tủy không hay răng khôn (răng 8) bị sâu. Đây là một tiểu phẫu nhỏ giúp bạn loại bỏ chiếc răng sâu nhanh chóng, không còn khó chịu do răng sâu gây ra.
Tuy nhiên, trước khi nhổ chân răng sâu bị vỡ bạn nên thăm khám, chụp phim tại cơ sở uy tín để bác sĩ đưa ra thực hiện tiểu phẫu, đưa ra phương pháp phục hình răng tối ưu nhất cho bạn.
Hiện nay, hầu như các nha khoa đều có thể thực hiện nhổ chân răng sâu nhưng bạn nên lựa chọn cơ sở uy tín, đảm bảo cơ sở vật chất để quá trình nhổ chân răng diễn ra an toàn, đưa ra phương pháp phục hình răng tối ưu nhất cho bạn.
Hiện nay, Nha khoa VIET SMILE ứng dụng công nghệ nhổ răng bằng sóng siêu âm Piezosurgery giúp quá trình nhổ răng nhanh hơn, chính xác hơn, đẩy nhanh tốc độ liền thương. Nhờ vậy, bạn sẽ không bị lo lắng, tâm lý khi nhổ và sẽ có một tinh thần thoải mái cả trước, sau nhổ răng. Để khôi phục lại chức năng ăn nhai cũng như phòng tránh những hậu quả của mất răng lâu ngày bạn nên thực hiện một trong số những biện pháp dưới đây:
Lắp hàm răng giả
Hàm giả tháo lắp là phương pháp khôi phục răng mất gồm một khung hàm có thể tháo lắp, bên trên là răng giả. Hàm khung thường được sử dụng chất liệu từ nhựa hoặc kim loại và được thiết kế vừa vặn ôm sát vào cung hàm thật để đảm bảo độ chắc chắc.
Phương pháp răng giả tháo lắp được sử dụng cho tình trạng mất 1 răng, nhiều răng hay thậm chí toàn hàm và thường áp dụng cho các đối tượng đã lớn tuổi, sức khỏe không được tốt để trồng răng implant hay làm cầu răng sứ.
Trồng răng implant
Trồng implant là phương pháp khôi phục răng mất hiện đại, trụ implant bằng chất liệu titanium được cấy trực tiếp vào xương hàm để tạo thành chân răng như răng thật, sau đó là lắp răng sứ lên trên để tạo thành chiếc răng hoàn chỉnh, ăn nhai tốt
Phương pháp này được các chuyên gia trên thế giới khuyên dùng, bởi những ưu điểm vượt trội
- Mất răng nào cấy răng đấy, không xâm lấn đến răng kế cận
- Trụ implant có chức năng như chân răng thật, đảm bảo ăn nhai trọn đời
- Màu răng sứ tương tự như răng thật mang lại tính thẩm mỹ cao
- Hạn chế tiêu xương hàm đến mức tối đa
- Tại nha khoa VIET SMILE thực hiện cấy implant không lật vạt giúp quá trình lành thương nhanh
Trên đây là 3 phương pháp giúp khắc phục tình trạng răng sâu bị vỡ. Tuy nhiên, để phòng tránh, hạn chế những ảnh hưởng do răng sâu gây ra bạn nên chăm sóc, thăm khám răng miệng định kỳ để đảm bảo sức khỏe răng miệng hay điều trị sớm các bệnh lý răng miệng. Nếu còn thắc mắc gì bạn có thể bình luận trực tiếp dưới bài viết hay liên hệ HOTLINE: 1900 3331 để được hỗ trợ ngay nhé!
Làm sao để ngăn ngừa sâu răng?