Răng số 6 bị sâu có nên nhổ không? Có nên trồng lại không? Răng số 6 là vị trí răng cực kỳ quan trọng trong cung hàm, liên quan trực tiếp đến vấn đề ăn nhai của mọi người. Thông thường thì răng hàm số 6 sẽ xuất hiện ở tầm 6 – 7 tuổi. Vị trí mọc răng là ở gàn trong cùng trên hàm nên thường mắc thức ăn, khó vệ sinh hơn bình thường. Vậy nên việc bị sâu răng 6 là điều không hiếm gặp và có rất nhiều bạn thắc mắc rằng khi răng số 6 bị sâu có nên nhổ không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của trungtamimplant.org để tìm được câu trả lời chính xác nhất nhé.
Răng số 6 bị sâu có nên nhổ không?
Không phải tự dưng mà vị trí răng số 6 được gọi là răng cấm, đây là răng có chức năng ăn nhai chính ở trên cung hàm nên cấm nhổ bỏ. Chỉ trừ trong những trường hợp thật sự đặc biệt thì mới nên nhổ bỏ răng 6 mà thôi.
Thông thường thì các bác sĩ luôn cố gắng tìm cách bảo tồn răng số 6 bằng nhiều phương pháp khác nhau. Hy hữu nhất là trường hợp răng 6 đã sâu quá nặng và chỉ còn chân răng thì bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ.
Còn đối với nhiều trường hợp như bị sâu răng nhẹ, hỏng tủy, vỡ răng 6 thì bác sĩ có những phương pháp điều trị như là trám răng, điều trị tủy để giữ lại răng số 6. Tóm lại thì tùy vào tình trạng răng của bệnh nhân như thế nào thì mới có thể đưa ra quyết định là có nên nhổ bỏ răng 6 hay không nhé.
Trường hợp nào là bắt buộc cần nhổ răng số 6
Đối với bất kỳ chiếc răng nào mắc bệnh mà không được xử lý sớm sẽ gây ra những ảnh hưởng không đáng có tới các răng bên cạnh. Bởi vậy nên dù răng số 6 là răng cấm không nên nhổ nhưng nếu không nhổ sẽ gây ra hậu quả lớn hơn. Dưới đây là 3 trường hợp bác sĩ chỉ định nên nhổ bỏ răng 6.
>>> Xem thêm: Răng hàm sâu có thay được không
Bị sâu răng rất nặng
Bị sâu răng hàm số 6 nặng, nghiêm trọng có thể gây ra những con đau dai dẳng, kéo dài và mô răng mất chất. Khi loại bỏ những chiếc răng này vừa tránh được vi khuẩn lan ra những vị trí răng cận kề. Mặc dù vậy thì trước khi quyết định việc có nhổ bỏ hay không thì vẫn cố gắng cứu răng bằng mọi cách.
Răng 6 đã bị viêm tủy
Nếu răng mới bị viêm tủy mà được điều trị kịp thời sẽ có tỷ lệ giữ răng thật cao lên tới 80 – 90%. Cơ mà nếu viêm tủy bị nặng trong thời gian dài sẽ gây ra nhiễm trùng lan rộng ở chân răng tạo ổ viêm, áp xe quanh răng, rất khó để chữa trị.
Hay trong trường hợp chóp răng có quá nhiều ống tủy phụ bị viêm không thể điều trị sẽ cần nhổ bỏ.
Bị viêm nha chu cấp độ nặng
Tình trạng viêm nha chu cấp độ nghiêm trọng thì khả năng mất chân răng là rất cao, kèm theo đó là lợi không bám chắc vào thân răng. Lâu dần sẽ làm xương hàm bị tiêu và việc phải nhổ bỏ răng 6 là điều không thể tránh khỏi được.
Nhưng nếu với tình huống răng chỉ mới lung lay vừa phải thì bác sĩ vẫn có thể thực hiện phẫu thuật nha chu để điều trị chứ không nhất thiết nhổ bỏ.
Nhổ răng số 6 có gây nguy hiểm không?
Chắc hẳn là có rất nhiều bạn đã thắc mắc rằng việc nhổ răng 6 ở hai hàm có nguy hiểm không? Thực tế thì nhổ răng ở vị trí nào cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng của bệnh nhân, nên bác sĩ cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.
Đặc biệt là bạn cần phải lựa chọn đúng địa chỉ nha khoa có uy tín, chất lượng tốt nhất đảm bảo không bị sưng nhức nhé. Tránh tình trạng nhổ răng tại nha khoa kém chất lượng gây nhiễm trùng vết mổ, nguy hiểm đến tính mạng sau khi nhổ răng.
Đối với những chiếc răng số 6 thì các bác sĩ cần phải thăm khám, chuẩn đoán thật chính xác tình trạng của bệnh nhân. Sau đó tiền hành nhổ răng 6 bị sâu 1 cách an toàn và hiệu quả nhất theo các bước như sau:
- Bác sĩ thăm khám tổng quát, kết hợp với chụp X-quang để kiểm tra kỹ lưỡng.
- Giám định máu cùng các chỉ số quan trọng khác
- Thực hiện làm vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Tiến hành nhổ răng số 6 nhanh chóng, an toàn
Tóm tắt lại thì việc nhổ răng số 6 cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng, cẩn thận và cần được bác sĩ tư vấn chính xác để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
>>> Xem thêm: Nhổ răng 7 có nên hay không?
Phương pháp nào khắc phục tốt nhất khi mất răng 6
Với công nghệ nha khoa hiện đại ngày nay thì có 2 phương pháp để phục hình răng hàm số 6 đó chính là cầu răng sứ và trồng răng implant.
Làm cầu răng sứ
Cầu răng sứ vốn là phương pháp phục hình răng phổ biến và được nhiều lựa chọn khi bị mất 1, 2 răng hàm. Với kỹ thuật này thì bác sĩ sẽ tiến hành mài 1 phần men răng của 2 răng bên cạnh (răng trụ) để răng bị mất có điểm tựa. Sau đó chụp 1 dải cầu sứ lên trên, vậy nên để thực hiện kỹ thuật này cần có điều kiện là 2 răng kế cận phải thật khỏe.
Tiến trình thực hiện thì bác sĩ cần phải đánh giá tình trạng răng miệng của bệnh nhân có đủ điều kiện làm cầu răng sứ hay không. Thường thì khi mất răng hàm số 6 thì răng 5 và 7 cần sự chắc chắn.
Thời gian thực hiện mài răng làm trụ này mất khoảng 20 – 25 phút/ răng. Sau đó là sẽ đến công đoạn lấy dấu răng rồi gửi đến phòng labo chế tác với công nghệ hiện đại, mất khoảng 3 – 4 ngày. Và buổi hẹn tiếp theo thì bác sĩ sẽ tiến hành lắp cầu răng sứ cố định trên 2 trụ răng và phụ hình răng số 6 đã mất.
Tuy nhiên thì với phương pháp cũ này có 1 khuyết điểm cực kỳ lớn đó chính là không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm do mất răng. Vậy nên chưa phải là kỹ thuật tối ưu nhất cho người đã bị mất răng 6.
Ngoài ra, việc mài răng đề làm cầu sứ nếu 1 trong 2 trụ cầu bị hư hỏng bắt buộc phải sử dụng phương pháp khác để khắc phục.
Trồng răng implant
Khác hoàn toàn với kỹ thuật làm cầu răng sứ, trồng răng implant sử dụng ống trụ implant bằng kim loại không gỉ để thay thế cho chân răng thật đã bị mất. Tái tạo lại khả năng ăn nhai chắc chắn, nâng cao tuổi thọ vững hơn cho chiếc răng mới như răng thật.
Đối với răng implant hoàn chỉnh thì có 3 phần như sau:
- Ống trụ răng implant
- Phần khớp nối abutment
- Mão răng sứ ở trên cùng để thay thế cho răng thật
Cách thực hiện:
- Đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát răng miệng cho bệnh nhân, chụp phim X-quang và lên phác đồ điều trị để cấy ghép trụ implant. Tiếp đó tư vấn cũng như là giải đáp tiến trình thực hiện khi cấy ghép để bệnh nhân có quyết định nên làm hay không.
- Quy trình cấy ghép ống trụ răng nhân tạo implant sẽ được thực hiện trong phòng vô khuẩn, hoàn thành nhanh trong 30-45 phút. Sau đó bệnh nhân cần đợi thời gian từ 2 – 4 tháng để trụ implant tích hợp vào xương hàm, bác sĩ đồng thời lấy dấu răng để gửi xưởng labo làm mão răng sứ ở phía bên trên.
- Cuối cùng là tiến hành lắp răng sứ lên trụ implant thông qua khớp nối abument.
Có thể thấy việc lựa chọn hình thức trồng răng implant dành cho việc bị mất răng số 6 bị mất là phương pháp vô cùng toàn diện. Vừa có tính thẩm mỹ cao, thời sử dụng lâu dài và cực kỳ chắc chắn như chân răng thật, không để lại hậu quả bị tiêu xương. Mong rằng với những thông tin trên thì bạn đã giải đáp được câu hỏi là răng số 6 bị sâu có nên nhổ không cùng những thông tin liên quan. Đừng quên theo dõi trungtamimplant.org để cập nhật tin tức về sức khỏe răng miệng mới nhất.