Hiện tại có rất nhiều người muốn trồng răng implant, khi khám mới biết bị tiêu xương hàm nên phải tốn thêm một khoản chi phí không nhỏ để tiến hành khắc phục trước khi cấy. Cùng với đó là phải chờ đợi thêm khoảng vài ba tháng để xương tích hợp tốt với hàm thì mới có thể tiến hành trồng implant được. Vậy tiêu xương răng là gì? Quá trình tiêu xương hàm diễn ra như thế nào? 4 ảnh hưởng của tiêu xương răng mà có thể bạn chưa biết được nha khoa Việt Smile thông tin đầy đủ trong vài viết này, mời mọi người cùng theo dõi.
Tiêu xương hàm là gì?
Tiêu xương hàm bao gồm cả tình trạng tiêu xương hàm trên và tiêu xương hàm dưới. Do nhiều nguyên nhân nên mật độ xương hàm và chất lượng xương suy giảm khiến nướu, lợi bị teo lại, khuôn mặt hóp vào trông già nua, lão hóa, méo mặt. Đặc biệt là tiêu xương răng ảnh hưởng lớn tới khớp cắn.
tiêu xương răng do 2 nguyên chính đó là do bệnh viêm nha chu hoặc do mất răng lâu ngày.
Viêm nha chu:
Khiến tình trạng hở chân răng, tụt lợi, nướu xảy ra do bị viêm lợi, nướu. Do đó, xương và dây chằng bao quanh bị tiêu biến dần dần, làm cho răng mất đi chỗ dựa.
Mất răng:
Khi mất răng sẽ có một khoảng trống trên xương hàm ở vị trí mất răng, lúc này không còn lực nhai tác động lên xương hàm nữa dẫn tới xương bị tiêu dần dần. Nếu mất răng lâu năm thì tình trạng tiêu xương răng càng nặng.
Quá trình tiêu xương hàm diễn ra như thế nào?
Thông thường, quá trình tiêu xương răng bắt đầu từ tháng thứ 4 sau khi mất răng. Mật độ xương hàm sẽ nhỏ dần, nhỏ dần và trong khoảng 1 năm đầu tiên thì tỉ lệ tiêu xương khoảng 25% so với ban đầu, tức là lượng xương bị tiêu biến mất đi khoảng một phần tư. Sau khoảng 3 năm thì tiêu xương răng nhiều hơn, mất đến 45% đến 60%. Lúc này người ta gọi là tiêu xương nặng và chi phí tốn kém hơn ban đầu một khoản không nhỏ.
Đương nhiên không phải ai cũng bị tiêu xương giống vậy, có một số trường hợp mất răng 3 năm nhưng chỉ bị tiêu xương một chút thôi. Nhưng một số người mất răng được 6 – 7 tháng mà đã bị tiêu xương nặng rồi. Chúng ta nên trồng răng implant sau khi bị mất răng một cách sớm nhất để tránh bị tiêu xương.
Tham khảo thêm video về trồng răng implant:
Khi nào nên cấy ghép implant
Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?
Mất răng khoảng ba đến bốn tháng là đã bị tiêu xương răng rồi, tuy nhiên lúc này xương hàm mới chỉ bị tiêu biến một lượng nhỏ, nếu bạn trồng răng implant luôn thì sẽ ngăn chặn được tình trạng tiêu xương đó. Còn kéo dài tình trạng mất răng lâu khiến các răng bên cạnh bị xô lệch, tình trạng tiêu xương trở nên nặng hơn, gặp khó khăn trong ăn uống và nhiều sự bất tiện khác.
Các dạng tiêu xương hàm khi mất răng
Các dạng tiêu xương răng thường gặp khi mất răng đó là:
Tiêu xương hàm theo chiều dọc
Đây là tình trạng phần xương hàm bị trũng xuống sâu hơn so với xương hàm ngay bên cạnh bởi phần xương hàm ngay dưới nướu bị tiêu biến làm hõm xuống. Vùng nướu bị teo nhỏ lại ở vị trí bị tiêu xương.
Tiêu xương hàm theo chiều ngang
Đây là tình trạng ở vị trí mất chân răng thì độ rộng của xương hàm bị thu hẹp lại, vùng xương ngay bên cạnh giãn ra, xâm lấn sang khoảng trống kia làm cho các răng bên cạnh bị nghiêng ngả, xô lệch không đứng thẳng như trước khiến bạn không được tự tin.
Tiêu xương hàm khu vực xoang
Đối với tình trạng mất răng hàm trên thì đỉnh xoang sẽ bị trũng xuống, tràn xuống. Lúc này, nếu không thực hiện lắp răng giả thay thế chân răng thật thì độ rộng của xoang sẽ tăng dần.
Tiêu xương toàn bộ khuôn mặt
Tình huống này xảy ra khi bạn bị mất nhiều răng, bao gồm cả hàm trên và hàm dưới. Với trường hợp này thì biểu hiện bị tiêu xương răng rất dễ nhìn thấy bởi khuôn mặt sẽ có nhiều phần già đi, nhiều nếp nhăn hơn và hóp má.
Tham khảo thêm video về tiêu xương tại đây:
Mất răng hàm lâu năm có cấy implant được không?
Hạ thấp xương hàm khi mất nhiều răng
Đây là tình trạng xương hàm ở vùng mất răng bị thấp hơn nhiều so với các vị trí răng còn lại, điều này sẽ gây ra khó khăn trong việc phục hình răng giả bằng cách cấy implant.
Làm cầu răng có bị tiêu xương không?
Sau khi làm cầu răng thì vẫn bị tiêu xương mọi người nhé, bởi cầu răng thì không có chân răng nên phần nướu, lợi bên dưới cầu răng sứ ngày càng co lại, không được đầy đủ như trước nữa. Phục hình sứ không ngăn cản được việc tiêu biến xương, chỉ có phương pháp cấy implant là ngăn cản tiêu xương được, bởi chân răng sẽ được thay thế bằng trụ implant, sau đó phục hình răng bằng mão sứ bên trên, trả lại khả năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ ban đầu của bạn.
4 ảnh hưởng của tiêu xương hàm mà có thể bạn chưa biết
Tiêu xương hàm ảnh hưởng đến sức khỏe
tiêu xương răng khiến chiều cao của thành xương và độ rộng xương hàm bị giảm đi khiến nướu bị tụt do không thể nâng đỡ được nữa và cũng làm bờ nướu mỏng dần. Đây là điều kiện thuận lợi hơn để vi khuẩn có thể phát triển, gây các bệnh về răng miệng, đau nhức và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
Tiêu xương hàm ảnh hưởng đến thẩm mỹ
tiêu xương răng khiến khuôn mặt bị hóp lại trông thẩm mỹ kém đi, bạn sẽ bị già hơn so với tuổi thật. Ở vị trí răng mất không có răng thay thế nhìn cũng khá kém thẩm mỹ.
Tiêu xương hàm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai
Một điểm rõ rệt đó là tiêu xương răng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, mất răng khiến khả năng ăn nhai tại chỗ đó bằng 0, phải nhai bằng vị trí răng bên còn lại, khiến lệch mặt, lệch cơ hàm. Với trường hợp bị tiêu xương răng do viêm nha chu thì răng tại vị trí đó không được vững chắc, độ chịu lực kém nên ăn nhai không được thoải mái, còn bị đau.
Tiêu xương hàm gây cản trở điều trị
Xương hàm tiêu biến dần đồng nghĩa với việc chất lượng xương giảm sút, tỉ lệ xương hàm tụt giảm khiến việc phục hình răng không đảm bảo, từ đó phương pháp trồng răng implant sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều.
Dấu hiệu tiêu xương răng bạn nên biết
Dấu hiệu tiêu xương răng bao gồm: lợi ở khu vực tiêu xương răng bị co lại, vùng mất răng có dẫu hiệu trũng xuống hình vòng cung, vị trí bị tiêu xương răng hẹp lại về chiều cao hoặc chiều rộng, … Tiêu xương răng ảnh hưởng đến quá trình phục hình răng bằng phương pháp cấy ghép implant. Lúc này muốn phục hình được thì cần phải tái sinh xương để đảm bảo phục hình implant được bền chắc như kế hoạch.
Trồng răng implant – ngăn chặn nguy cơ tiêu xương hàm
Khi mất răng mà không muốn bị tiêu xương thì phương pháp trồng răng implant là phù hợp nhất, vừa giúp bạn ngăn chặn tiêu xương mà lại phục hình nguyên vẹn răng đã mất, khả năng ăn nhai cũng lấy lại được như ban đầu.
Sau khi mất răng khoảng 1-2 tháng khi ổ nhổ lành thương là bạn có thể tiến hành cấy trụ implant được, một số trường hợp cần chờ 3-4 tháng hoặc thậm chí 6 tháng thì mới cấy implant được. Cắm trụ implant xong thì chờ từ 3 đến 6 tháng để trụ tích hợp xương, sau đó sẽ tiến hành phục hình răng với mão sứ. Kết thúc toàn bộ quá trình này là bạn đã có một chiếc răng mới với độ thẩm mỹ cao và khả năng ăn nhai không khác gì răng thật.
Trên đây là thông tin về ảnh hưởng của tiêu xương răng và giải pháp trồng răng implant, ngăn chặn tình trạng tiêu xương mà Việt Smile thông tin đến bạn. Cùng theo dõi các bài viết tiếp theo tại trang web này nhé, Việt Smile sẽ liên tục cập nhật thông tin hữu ích tại đây.
Tham khảo thêm video về trồng răng implant tại đây:
Hoàn thiện quá trình cấy ghép 4 răng implant
Nếu còn thắc mắc gì vui lòng liên hệ hotline 1900 3331 để được Việt Smile tư vấn và hỗ trợ sớm nhất bạn nhé!