Khi nào nên trồng răng implant?

Khi nào nên trồng răng implant? Trồng răng implant – Giải pháp khôi phục răng mất hoàn hảo cả về thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và thời gian sử dụng lâu dài. Vậy khi nào nên trồng răng implant để đạt kết quả tối ưu nhất. Để có câu trả lời các bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Khi nào nên trồng răng implant?
Khi nào nên trồng răng implant?

Trồng răng implant là gì?

Trồng răng implant là gì?
Trồng răng implant là gì?

Trồng răng implant là phương pháp được sử dụng để thay thế răng bị mất hoặc bị hỏng bằng cách sử dụng một răng giả cố định được cấy vào xương hàm để thay thế cho chân răng mất. Sau đó sẽ lắp răng trên implant để tạo thành một chiếc răng hoàn chỉnh, răng implant trên thường được làm từ kim loại hoặc sứ có khả năng tương thích tốt với môi trường miệng. Hiện nay trồng răng implant là giải pháp thay thế răng mất được nhiều chuyên gia nha khoa khuyên dùng.

Tại sao nên lựa chọn trồng răng implant

Hiện nay có rất nhiều các phương pháp khôi phục răng mất khác nhau như làm hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ, trồng răng implant. Nhưng trồng răng implant lại được đánh giá cao nhất và được khuyên lựa chọn khi mất răng. Vậy lý do vì sao nên lựa chọn trồng răng implant?

Tại sao nên lựa chọn trồng răng implant
Tại sao nên lựa chọn trồng răng implant

Cải thiện thẩm mỹ

Răng implant có cấu tạo như một chiếc răng thật giúp cải thiện thẩm mỹ hoàn hảo cho hàm răng, nụ cười của bạn. Do vậy trồng răng implant phù hợp với những trường hợp khôi phục răng cửa đã mất.

Ngoài ra, khi bị mất răng việc ăn nhai sẽ kém đi, ít nhai bên đó nên có thể bị lệch mặt. Trồng răng implant việc ăn nhai tốt hơn, sức khỏe nâng cao và khuôn mặt cân đối hơn.

Cải thiện chức năng ăn nhai hiệu quả

Trụ implant được làm bằng chất liệu titanium cao cấp có khả năng tương thích sinh học cao. Răng trên implant cũng có độ bền cao, khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt. Nhờ vậy giúp quá trình ăn nhai của bạn được thoải mái và tự nhiên nhất.

Tránh tiêu xương hàm

Với phương pháp làm hàm giả tháo lắp hay cầu răng sứ chỉ là răng giả trên lợi để thay thế răng mất, giúp ăn nhai trọn vẹn, nhưng tình trạng tiêu xương hàm vẫn xảy ra. Còn với trồng răng implant, trụ implant sẽ được cấy vào trong xương hàm và chúng đảm nhiệm chức năng như một chiếc chân răng thật. Khi đó xương hàm vẫn chịu lực tác động nên sẽ hạn chế tình trạng tiêu xương hàm, giảm tình trạng mất răng hàng loạt.

Tránh tiêu xương hàm
Tránh tiêu xương hàm

Hạn chế xô lệch răng

Sau khi mất các răng kế bên sẽ có xu hướng nghiêng và đổ dần về phía khoảng trống răng mất dẫn tới sai lệch khớp cắn. Trồng răng implant sẽ giúp thay thế cho răng mất tại vị trí mất răng, các răng bên cạnh khi đó sẽ vẫn có điểm tựa như bình thường nên có thể tránh được tình trạng xô lệch răng.

Bảo tồn răng gốc

Nếu như làm cầu răng sứ sẽ phải màu 2 răng kế cận để làm điểm tựa cho mão răng sứ thì trồng răng implant sẽ nằm độc lập như một chiếc răng thông thường. Nhờ vậy những chiếc răng kế cận sẽ không bị xâm lấn.

Tuổi thọ cao

Răng implant có tuổi thọ lên đến 20 năm và lâu hơn, có thể trọn đời nếu bạn chăm sóc răng miệng đúng cách, ăn uống hợp lý.

Với những ưu điểm nổi bật trên thì trồng răng implant là giải pháp tốt nhất giúp bạn khắc phục răng mất.

Khi nào nên trồng răng implant?

Khi nào nên trồng răng implant?
Khi nào nên trồng răng implant?

Theo bác sĩ tiểu phẫu, trồng răng implant thì thời điểm trồng răng implant tốt nhất là ngay sau khi bị mất răng hoặc sau khoảng 1 – 6 tháng sau mất răng. Bởi thời gian lành thương sau mất răng của mỗi người khác nhau nên thời gian cấy implant sau mất răng sẽ khác nhau.

Tuy nhiên, nếu để răng mất quá lâu xương hàm sẽ bị tiêu đi, các răng kế cận bị nghiêng đổ dẫn tới sai khớp cắn. Khi xương hàm và khoảng trống răng mất sẽ không để thực hiện cấy răng implant. Khi đó bạn sẽ phải thực hiện thêm nhiều thủ thuật khác, vừa tốn thời gian vừa tốn kém chi phí hơn rất nhiều lần.

Do vậy sau khi bị mất răng bạn hãy tới ngay nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và đánh giá tình trạng răng, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương án để khôi phục răng mất phù hợp nhất.

Trường hợp nên và không nên trồng răng implant?

Trồng răng implant là phương pháp khôi phục răng mất hoàn hảo cả về thẩm mỹ, chức năng ăn nhai. Nhưng không phải ai cũng có thể khôi phục được răng mất. Dưới đây là những trường hợp nên và không nên trồng răng implant.

Trường hợp không nên trồng răng implant

  • Khách hàng dưới 18 tuổi, xương hàm chưa phát triển hoàn thiện, nếu can thiệp sẽ dẫn đến sự phát triển sai lệch của cấu trúc xương hàm.
  • Bệnh nhân đang mang thai không nên cấy ghép implant, vì trong quá trình này sẽ phải gây tê, gây mê,chụp phim, sử dụng kháng sinh,… ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và thai nhi.
  • Người mắc bệnh tâm thần, khó kiểm soát được hành vi của mình.
  • Người nghiện rượu, nghiện thuốc lá và các chất kích thích.
  • Người đang trị xạ/hóa trị không thể thực hiện trồng răng Implant.

Với những trường hợp trên bác sĩ thường khuyến cáo không nên trồng răng implant. Vậy nên bạn hãy báo ngay với bác sĩ về tình trạng răng miệng để có phương án khôi phục răng mất phù hợp.

Trường hợp nên và không nên trồng răng implant?
Trường hợp nên và không nên trồng răng implant?

Trường có thể trồng răng implant

  • Mất răng do bẩm sinh, răng bị hỏng, sâu nặng phải nhổ bỏ, cần khôi phục lại răng mất để đảm bảo chức năng ăn nhai.
  • Các răng kế cận không đủ khỏe để làm trụ nâng đỡ cho cầu răng sứ
  • Khách đã trồng răng giả nhưng bị hư hỏng.
  • Các trường hợp mất răng nhưng không muốn phục hình bằng cầu răng sứ và hàm giả tháo lắp.

Những người mắc bệnh mãn tính như tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường,… Nhưng trước khi thực hiện cần báo với bác sĩ về tình trạng bệnh để bác sĩ kiểm tra các chỉ số sức khỏe để kiểm soát tốt trong quá trình thực hiện.

Vậy là chúng tôi đã giúp bạn đi tìm hiểu xong những thông tin về việc khi nào nên trồng răng implant. Hy vọng với những thông tin đó sẽ giúp ích cho bạn. Nếu cần tư vấn hãy liên hệ 1900 3331 để được bác sĩ giải đáp nhé.

Đánh giá bài viết
Bình luận của bạn
jQuery(document).ready(function($) { document.addEventListener( 'wpcf7mailsent', function( event ) { alert( 'Yêu cầu của bạn đã được gửi thành công' ); } ); } );
Zalo
Gọi ngay
Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú