Răng số 6 hàm dưới là răng nào? Có nên nhổ không?

Răng số 6 hàm dưới là răng nào? Có nên nhổ không? Răng số 6 hàm dưới cũng có vai trò quan trọng giống như các răng số 6 hàm trên và như các răng khác trên cung hàm. Do vậy nhiều khách hàng đặc biệt quan tâm đến răng số 6, trong đó có răng số 6 hàm dưới. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có những thông tin chi tiết về răng số 6 hàm dưới bạn nhé.

Răng số 6 hàm dưới là răng nào? Có nên nhổ không?
Răng số 6 hàm dưới là răng nào? Có nên nhổ không?

Răng số 6 hàm dưới là răng nào?

Răng số 6 hàm dưới là răng nào?
Răng số 6 hàm dưới là răng nào?

Răng số 6 hàm dưới là răng hàm lớn thứ nhất và là chiếc răng cấm. Răng số 6 mọc ở vị trí thứ 6 trên cung hàm được tính từ răng cửa chính đi vào và nằm cạnh răng số 7. Răng số 6 có kích thước lớn, giữ vai trò quan trọng trong việc cắn và nghiền nát thức ăn.

Răng số 6 thường mọc vào khoảng từ khoảng 6-7 tuổi và chỉ mọc duy nhất 1 lần. Răng số 6 thường sẽ có tổng 4 chiếc và hàm dưới gồm 2 chiếc được chia đều cho cả 2 bên cung hàm.

Có nên nhổ răng số 6 hàm dưới không?

Răng số 6 chỉ mọc 1 lần, nếu nhổ đi sẽ không thể mọc lại được. Tuy nhiên, ở một số trường hợp vẫn cần phải thực hiện nhổ bỏ. Việc nhổ răng số 6 hàm dưới sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của răng và lời khuyên từ nha sĩ. Một số trường hợp khi cần nhổ răng số 6 hàm dưới có thể bao gồm:

Có nên nhổ răng số 6 hàm dưới không?
Có nên nhổ răng số 6 hàm dưới không?

Răng số 6 bị tổn thương nặng

Nếu răng bị nứt, sưng, hoặc bị nhiễm trùng và không thể được điều trị bằng các phương pháp nha khoa khác như trám răng, bọc răng sứ. Trường hợp này bác sĩ sẽ cần nhổ đi để tránh vi khuẩn lây lan sang các răng và mô mềm bên cạnh.

Răng số 6 gây đau đớn hoặc ảnh hưởng đến răng lân cận

Nếu răng số 6 gây đau đớn, áp lực lên răng xung quanh, gây nhiễm trùng hoặc làm hỏng răng lân cận, nha sĩ có thể đề xuất nhổ răng này để bảo vệ sức khỏe tổng thể của hàm răng.

Răng bị sâu lớn

Với những răng bị sâu lớn, mất hoàn toàn thân răng thì chỉ định cuối cùng là phải nhổ bỏ. Bởi những chiếc răng đó không còn đủ điều kiện để điều trị bằng các biện pháp nha khoa thông thường.

Nhổ răng số 6 có nguy hiểm không?

Nhổ răng số 6 có nguy hiểm không?
Nhổ răng số 6 có nguy hiểm không?

Nhiều bạn lo lắng việc nhổ răng số 6 có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Hiện nay với những công nghệ nha khoa hiện đại, việc nhổ răng được đảm bảo chính xác, nhanh chóng và hạn chế sưng đau. Trước khi nhổ răng bác sĩ sẽ thăm khám, đánh giá kỹ tình trạng răng rồi mới quyết định có nhổ không nên sẽ đảm bảo an toàn cho bạn.

Tuy nhiên, sau nhổ răng số 6 bạn cần thực hiện các biện pháp điều trị để khôi phục răng mất sớm để không ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân. Nếu để tình trạng mất răng kéo dài bạn có thể gặp phải một số vấn đề sau:

Khó khăn trong việc nhai và tiêu hóa thức ăn: Mất răng sẽ làm giảm khả năng nhai thức ăn, khi đó thức ăn khó được nghiền nhỏ gây khó khăn trong quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dưỡng chất.

Thẩm mỹ: Mất răng có thể làm suy giảm vẻ đẹp tự nhiên của nụ cười và khuôn mặt, ảnh hưởng đến tự tin và tâm lý của người mất răng đặc biệt những trường hợp mất răng cửa.

Dịch chuyển răng: Răng xung quanh vùng mất răng quá quá trình ăn nhai sẽ di chuyển hoặc nghiêng đổ về vị trí khoảng trống răng mất, gây ra sự sai lệch và mất cân đối trong cấu trúc răng miệng.

Mất cân bằng khuôn mặt: Việc mất răng có thể làm mất đi sự nâng đỡ cần thiết cho khuôn mặt, dẫn đến sự chảy xệ và thay đổi cấu trúc khuôn mặt.

Rủi ro cho sức khỏe: Mất răng cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, tụt nướu, sâu các răng kế cận.

Tiêu xương hàm: Răng giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh của xương hàm thông qua việc chuyển động khi nhai thức ăn. Khi một răng mất đi, áp lực từ việc nhai không còn được truyền đến xương hàm, dẫn đến việc mất dần mật độ xương.

Các phương pháp khôi phục răng mất

Có một số phương pháp khôi phục răng mất mà bạn có thể xem xét:

Các phương pháp khôi phục răng mất
Các phương pháp khôi phục răng mất

Làm răng giả tháo lắp

Đây là răng giả có thể tháo ra được và được đặt vào miệng. Dù không cung cấp sự ổn định như cấy ghép implant hay cầu răng cố định, răng giả tháo lắp vẫn là lựa chọn phổ biến cho người có nhiều răng mất bởi chúng vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ và ăn nhai tốt cho người mất răng.

Cầu răng sứ

Cầu răng sứ hay còn gọi là phương pháp bắc cầu, bác sĩ sẽ mài 2 răng kế cận để tạo điểm trụ cho cầu răng sứ. Răng sứ có màu sắc, hình dáng giống với răng tự nhiên và có độ chắc khỏe tốt giúp bạn ăn nhai thoải mái.

Tuy nhiên với phương pháp này chỉ phù hợp khi các răng kế cận còn khỏe mạnh và không tránh được tiêu xương hàm.

Cấy ghép Implant

Trồng răng implant cho răng hàm
Trồng răng implant cho răng hàm

Đây là phương pháp được coi là hiệu quả nhất để thay thế răng mất. Phương pháp này bác sĩ sẽ cấy một trụ bằng titanium có kích thước, cấu tạo như một chiếc răng thật vào trong xương hàm để thay thế cho răng đã mất. Sau đó lắp răng sứ lên trên sau khoảng 3 – 6 tháng khi trụ đã tích hợp chắc chắn vào xương hàm.

Răng implant có chức năng như một chiếc răng thật giúp khôi phục lại tối đa chức năng ăn nhai, thẩm mỹ nụ cười và khắc phục được hoàn toàn tình trạng tiêu xương hàm.

Niềng răng

Nếu bạn có răng số 8 thì việc niềng kéo răng thay thế cho răng mất là phương án tối ưu mà bạn có thể lựa chọn. Khi lựa chọn phương án này bạn có thể sử dụng một hàm răng hoàn toàn bằng răng thật của mình. Vậy nên có thể tránh được mọi vấn đề của việc làm răng giả.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về răng số 6 hàm dưới. Nếu còn thắc mắc bạn vui lòng liên hệ 1900 3331 để được bác sĩ nha khoa VIET SMILE giải đáp.

Bình luận của bạn
jQuery(document).ready(function($) { document.addEventListener( 'wpcf7mailsent', function( event ) { alert( 'Yêu cầu của bạn đã được gửi thành công' ); } ); } );
Zalo
Gọi ngay
Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú