Tại sao người già rụng răng?

Đau răng, rụng răng ở người cao tuổi, người già là hiện tượng không hiếm gặp. Vậy bạn đã biết tại sao người già rụng răng? có những cách nào để khắc phục và phòng tránh tình trạng này? Câu trả lời sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây của Việt Smile.

Tại sao người già rụng răng?
Tại sao người già rụng răng?

Rụng răng ở người già là như nào?

Mất răng hay rụng răng ở người già là tình trạng bị mất một hoặc một vài răng đến nhiều chiếc răng hoặc cả hàm.Các bệnh về vùng quanh răng có thể là nguyên nhân các mô hỗ trợ, nâng đỡ răng như dây chằng nha chu, xương ổ răng bị phá hủy. Điều này có thể làm cho răng bị lung lay, và cuối cùng là mất răng.

Người già rụng răng sẽ ảnh hưởng thẩm mỹ của khuôn mặt, khiến khuôn mặt trông già hơn, nhìn má hóp, trông móm mém và già trước tuổi. Đặc biệt, trường hợp bị người già rụng răng nhóm răng cửa sẽ làm giảm tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý người mất răng. Không chỉ vậy, rụng răng khiến người già chán ăn, ăn nhai kém, thức ăn khó được tiêu hóa, cơ thể thiếu hụt dưỡng chất cần thiết.

Ở người cao tuổi có thể xảy ra tình trạng rụng răng do 1 số nguyên nhân thường gặp sau:

  • Do sự lão hóa của cơ thể: Cũng như nhiều bộ phận trong cơ thể thì răng cũng chịu sự tác động của quá trình lão hóa. Cùng với đó Khi càng lớn tuổi thì hệ miễn dịch càng suy giảm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại tấn công gây ra các bệnh răng miệng, dẫn đến đau răng, ảnh hưởng đến độ khỏe mạnh của răng, khiến hàm răng nhanh bị rụng hơn.
  • Do cách chăm sóc răng miệng chưa tốt sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn gây bệnh cho răng, nếu không được chữa trị các bệnh về răng sẽ âm thầm làm răng yếu dần và rụng đi.
  • Do các bệnh về vùng quanh răng: Các bệnh răng miệng như viêm nướu, sâu răng, bệnh viêm nha chu, viêm chân răng…Nếu không chữa trị kịp thời, triệt để gây rụng răng, mất răng ở người cao tuổi, nhất là người có bệnh lý nền.
  • Do chế độ ăn uống không hợp lý….Ví dụ như tình trạng tiếu hụt canxi khiến răng yếu, dễ bị tổn thương và lung lay.….Ở tuổi trung niên sức đề kháng giảm, cùng với đó thiếu hụt dinh dưỡng, cụ thể là canxi có thể gây loãng xương khiến răng dễ bị yếu, tổn thương và lung lay.
  • Ngoài ra, việc ít lui tới nha khoa thăm khám răng định kỳ cũng là một trong những yếu tố góp phần lớn gia tăng tỉ lệ người già rụng răng.

Bao nhiêu tuổi bắt đầu rụng răng

Rụng răng ở người già là hiện tượng hoàn toàn bình thường của quá trình lão hóa cùng nhiều vấn đề khác liên quan đến sức khỏe răng miệng. Vậy bao nhiêu tuổi bắt đầu rụng răng, chắc hẳn chúng ta sẽ không có một con số chính xác được ấn định.  Bởi ở mỗi người thời điểm răng bắt đầu lão hóa và rụng đi không giống nhau, có người quá trình lão hóa có thể xuất hiện sớm hơn ở nhiều người.

Tuy nhiên, thông thường răng sẽ bắt đầu lão hóa khi chúng ta ở độ tuổi 50 và rụng dần khi bước sang độ tuổi 65 đến 75 tuổi. Theo một thống kê, có khoảng 13% người ở độ tuổi 65 bị mất răng toàn hàm và con số đó tăng dần lên gấp đôi là 26% ở độ tuổi 70.

Bao nhiêu tuổi bắt đầu rụng răng 
Bao nhiêu tuổi bắt đầu rụng răng

Người già rụng răng nên làm gì?

Người già rụng răng cần làm gì để khắc phục là lo lắng của rất nhiều người, theo dõi ngay 3 biện pháp cải thiện tình trạng mất răng dưới đây bạn nhé.

Sử dụng hàm tháo lắp, hàm khung liên kết

Hàm giả tháo lắp là 1 trong những phương pháp phục hình răng bị rụng phù hợp với người cao tuổi khi điều kiện sức khỏe không cho phép thực hiện cấy ghép implant.

Hàm tháo lắp sẽ bao gồm phần nền hàm nhân tạo làm bằng nhựa Acrylic hoặc khung hợp kim và phần răng giả bằng sứ hoặc nhựa. Người cao tuổi sẽ sử dụng hàm tháo lắp khi giao tiếp và ăn nhai, tháo ra khi vệ sinh răng miệng.

Hàm tháo lắp
Người già rụng răng có thể dùng hàm tháo lắp

Bọc răng sớm

Nếu bạn có răng bị sâu hỏng hoặc răng sâu đã điều trị tủy thì bạn nên cân nhắc phương án bọc răng sứ sớm. Lúc này chiếc răng được bọc mão sứ sẽ giữ vai trò như lớp áo giáp bảo vệ răng trước sự tấn công của vi khuẩn, đồng thời gia tăng tuổi thọ cho răng.

Nếu bị rụng răng người già cũng có thể lựa chọn giải pháp bắc cầu răng sứ để phục hồi chiếc răng của mình. Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ thực hiện mài chỉnh ít nhất hai răng thật kế cận răng bị rụng để tạo trụ răng rồi chụp cố định cầu răng sứ lên trên. Để thực hiện giải pháp này thì các răng bên cạnh răng mất phải khỏe mạnh, không bị bệnh lý thì mới đảm bảo có thể tải lực ăn nhai, là điểm tựa, là trụ cầu nâng đỡ răng bị mất.

Bọc răng sứ bắc cầu
Bọc răng sứ bắc cầu

Trồng răng implant vĩnh viễn

Trồng răng implant hay cắm ghép implant là một phương pháp được các chuyên gia khuyên khách hàng lựa chọn khi rụng răng. Bởi phương pháp này sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn các phương pháp cũ.

  • Phục hồi đầy đủ chân răng và thân răng, mão răng với chức năng, tính thẩm mỹ như răng thật.
  • Không mài chỉnh răng bên cạnh, không ảnh hưởng đến răng thật xung quanh
  • Ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm
  • Bảo tồn nét trẻ trung cho gương mặt
  • Răng implant có tuổi thọ lâu dài nếu bạn chăm sóc đúng cách.

Trồng răng implant vĩnh viễn được xem là giải pháp lí tưởng, phù hợp cho đại đa số người mất răng, kể cả mất răng lâu năm. Tuy nhiên, để thực hiện ca cấy ghép thành công bạn nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, nơi có bác sĩ chuyên sâu implant giỏi, giàu kinh nghiệm và có sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại.

 

Trồng răng implant
Trồng răng implant cho người già rụng răng

Phòng tránh rụng răng toàn hàm ở người già?

Sức khỏe răng miệng ở người cao tuổi là vấn đề đáng lưu tâm. Vậy bác sĩ Việt Smile sẽ mách cho bạn biết 4 lưu ý để phòng tránh rụng răng toàn hàm ở người già.

Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất

  • Tăng cường rau củ quả, trái cây trong khẩu phần ăn để cơ thể hấp thụ được đầy đủ vitamin và khoáng chất
  • Người cao tuổi cần chú ý cung cấp đầy đủ các chất đạm từ thịt, tôm, cá, trứng, sữa, … vitamin và khoáng chất
  • Trong khẩu phần ăn của mình, người cao tuổi nên hạn chế chất béo từ động vật, giảm lượng đường nạp vào cơ thể, tránh lạm dụng các đồ ăn nhanh.

Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng

Người cao tuổi cần chải răng đúng cách 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm và kem đánh răng phù hợp. Bạn nhớ chải răng ở khắp các bề mặt là mặt nhai, mặt ngoài và trong răng. Không nên đánh răng với lực quá mạnh, không đánh răng theo chiều ngang vì có thể làm tổn thương nướu, răng.

Thay vì dùng tăm xỉa răng truyền thống, người cao tuổi nên sử dụng chỉ nha khoa để lấy đi hết thức ăn bám ở vị trí các kẽ răng.

Tái khám nha khoa định kỳ 6 tháng 1 lần

Thăm khám nha khoa định kỳ khoảng 6 tháng/lần và lấy cao răng là điều cần thiết với mỗi chúng ta chứ không chỉ với người cao tuổi. Khám răng định kì sẽ giúp người cao tuổi phát hiện sớm bệnh răng miệng thường gặp như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu… để chữa trị kịp thời, tránh tình trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng.

Liên hệ với nha sĩ để tham khảo ý kiến nếu bạn có thói quen nghiến răng, phát hiện răng bị ê buốt, chảy máu, nướu sưng đỏ…Với phụ nữ mang thai có sự thay đổi hormone thường dễ mắc các bệnh răng miệng hơn thì có thể cần phải đi khám thường xuyên hơn.

Phục hình răng bị mất đúng thời điểm

Trong trường hợp bị mất răng, các răng bên cạnh sẽ có xu hướng nghiêng về khoảng trống mất răng khiến hệ thống nhai xô lệch. Đặc biệt, khi người già rụng răng thì lực ăn nhai không còn, nướu bị teo dần đi, xương bị tiêu dần, lúc này các dây chằng nha chu không thể neo giữ được răng nữa sẽ gây ra tình trạng mất răng hàng loạt.

Bởi vậy, phục hình răng sớm khi bị mất răng là điều cần thiết, vừa tránh ảnh hưởng đến chức năng nhai, thẩm mỹ mà còn giúp phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng do mất răng gây ra.

Trồng răng implant
Trồng răng implant lấy lại khả năng ăn nhai

Từ bỏ thuốc lá

Người hút thuốc lá có thể bị mắc các bệnh như ung thư miệng, dễ bị mắc các bệnh về nướu răng, viêm nha chu…

Thuốc lá là kẻ thù số một của các bệnh viêm quanh răng, không những làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh nha chu mà còn làm chậm quá trình hồi phục vết thương, gây trở ngại cho quá trình cắm ghép implant… Bởi vậy để hạn chế nguy cơ rụng răng ở người già thì từ bỏ hút thuốc lá là điều các chuyên gia luôn khuyến khích.

Bình luận của bạn

Zalo
Gọi ngay
Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú