Tuỷ răng có tự chết được không?

Tủy răng có tự chết được không? Tủy răng là gì? Răng bị chết tủy có ảnh hưởng gì không? Để hiểu rõ hơn về tủy răng cũng như giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề tủy răng có tự chết được không, hãy theo dõi bài viết dưới đây của VIET SMILE ngay nhé!

Tuỷ răng có tự chết được không?
Tuỷ răng có tự chết được không?

Tủy răng là gì?

Tủy răng là một bộ phận rất quan trọng giúp cấu thành nên một chiếc răng hoàn chỉnh, nuôi sống răng. Tủy răng được là một tổ chức đặc biệt bởi chúng chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh. Tủy răng có cả ở thân răng và chân răng, được bao bọc bởi ngà răng và men răng.

Tủy răng là một tổ chức khá phức tạp và có thể thay đổi theo độ tuổi. Không chỉ vậy, số lượng ống tủy của mỗi răng là khác nhau: Răng cửa thường có 1 ống tủy, răng cối nhỏ (răng số 4, 5) thường có 2 ống tủy và răng cối lớn (răng số 6,7 và 8) có 3 – 4 ống tủy.

Tủy răng là gì?
Tủy răng là gì?

Tủy răng có vai trò rất quan trọng, vì chúng chứa những mạch máu bên trong răng nên giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi sống răng. Nhờ vậy giúp răng luôn khỏe mạnh và có thể chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Các dây thần kinh bên trong tủy răng cũng giúp răng có thể cảm nhận được những cảm giác như nóng, lạnh, tê, buốt,…. nên việc giữ tủy răng luôn khỏe mạnh là điều cần thiết.

Tuỷ răng có tự chết được không?

Tủy răng có tự chết được không? Với sức khỏe răng miệng khỏe mạnh bình thường thì tủy răng sẽ hoạt động bình thường và không gặp vấn đề gì, gần như không tự chết. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến tủy răng bị chết và tự chết khi chúng bị nhiễm khuẩn, sưng viêm do vi khuẩn gây nên.

Tuỷ răng có tự chết được không?
Tuỷ răng có tự chết được không?

Một số nguyên nhân khiến răng bị chết tủy:

  • Sâu răng: Sâu răng là bệnh lý răng miệng do quá trình vệ sinh răng miệng không đúng cách, gây cao răng mảng bám, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào bên trong răng. Nếu răng bị sâu không được phát hiện, điều trị kịp thời thì vi khuẩn sẽ đi sâu vào bên trong gây viêm tủy răng, đau nhức, gây chết tủy răng.
  • Răng bị chấn thương: Các chấn thương quá mạnh như răng bị va đập hay tai nạn gây ảnh hưởng đến tổ chức xung quanh răng hoặc có thể làm ống tủy răng bị vỡ. Nếu không được kiểm tra, phát hiện, can thiệp kịp thời sẽ khiến tủy răng dần dần mất đi khả năng hoạt động dẫn đến chết tủy.
  • Do viêm nướu, viêm nha chu: Đây là những bệnh lý răng miệng thường gặp và gây ra nguy hiểm đe dọa đến sự sống của răng. Nếu không được điều trị kịp thời thì các vi khuẩn sẽ lan rộng gây nhiễm trùng, áp xe răng tấn công vào bên trong gây viêm tủy răng, khiến tủy răng bị chết.

Khi này tủy răng sẽ tự chết và không thể tự lành nên bạn cần thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt để tránh tình trạng đau nhức, mất răng.

Răng chết tủy có sao không?

Răng chết tủy có sao không?
Răng chết tủy có sao không?

Răng bị chết tủy là tình trạng tủy răng đã bị tổn thương do không được phát hiện, xử lý kịp thời dẫn đến viêm nhiễm nặng, lâu ngày dẫn đến chết tủy. Khi này, cấu trúc răng bị thay đổi do tủy răng không còn khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi sống răng và khiến răng trở nên giòn hơn, yếu hơn, dễ gãy vỡ khi chịu tác động.

Nếu bạn không điều trị kịp thời có thể khiến bạn bị mất răng vĩnh viễn. Khi răng bị viêm tủy không chỉ khiến bạn đau nhức, ăn nhai khó khăn mà khi răng chết tủy với các răng cửa khiến màu răng bị biến đổi gây mất thẩm mỹ khi cười.

Để khắc phục tình trạng răng bị chết tủy bạn nên thăm khám, kiểm tra và điều trị tủy càng sớm càng tốt để có thể thoải mái ăn nhai, đảm bảo thẩm mỹ. Thời gian điều trị tủy răng sẽ tùy thuộc vào tình trạng răng miệng, vị trí răng, số lượng ống tủy cần điều trị.

Vậy nên, bạn cần thăm khám trực tiếp để bác sĩ kiểm tra, tư vấn và bạn sắp xếp thời gian phù hợp điều trị cụ thể bạn nhé! Nếu còn bất kỳ băn khoăn gì bạn có thể bình luận dưới bài viết hoặc liên hệ hotline 1900 3331 để được VIET SMILE hỗ trợ miễn phí ngay bạn nhé!

Đánh giá bài viết
Bình luận của bạn
jQuery(document).ready(function($) { document.addEventListener( 'wpcf7mailsent', function( event ) { alert( 'Yêu cầu của bạn đã được gửi thành công' ); } ); } );
Zalo
Gọi ngay
Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú