Răng lấy tủy có bị tiêu xương không?

Răng lấy tủy có bị tiêu xương không? Tủy răng có vai trò cực kì quan trọng, nếu không may tủy răng bị viêm do một số nguyên nhân nào đó, bác sĩ buộc phải lấy tủy để loại bỏ những phần tủy răng bị tổn thương. Nhưng có một số khách hàng thắc mắc Răng lấy tủy có bị tiêu xương không? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có câu trẻ lời bạn nhé.

Răng lấy tủy có bị tiêu xương không?
Răng lấy tủy có bị tiêu xương không?

Tủy răng là gì? Vai trò của tủy răng

Tủy răng là gì? Vai trò của tủy răng
Tủy răng là gì? Vai trò của tủy răng

Tủy răng là một tổ chức liên kết đặc biệt được ví như trái tim của răng. Tủy răng nằm sâu bên trong răng, được bảo vệ bởi men và ngà răng. Tủy răng có chứa mạch máu, mạch thần kinh, mô liên kết, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất và cảm nhận các kích thích ngoại lực đối với răng. Ngoài ra tủy răng còn có khả năng chữa lành nhanh chóng những tổn thương ở vị trí ngà răng.

Tủy răng được cấu tạo bởi 2 phần là buồng tủy và ống tủy. Ống tủy chính là sợi mô nhỏ, mảnh và phân nhánh từ buồng tủy ở phía trên thân răng xuống đến phần chóp chân răng. Tùy vào số lượng chân răng sẽ có số lượng ống tủy tương ứng từ 1 – 4 ống tủy.

Trường hợp nào cần lấy tủy răng?

Việc lấy tủy răng (triệt tủy) thường được thực hiện khi tình trạng tủy răng bị tổn thương nặng do viêm nhiễm, viêm nhiễm nằm ở mức độ nghiêm trọng và không thể được điều trị bằng các phương pháp trám răng thông thường. Các trường hợp cần lấy tủy răng bao gồm:

Trường hợp nào cần lấy tủy răng?
Trường hợp nào cần lấy tủy răng?

Răng bị nứt, vỡ, hoặc gãy nặng

Nếu răng bị tổn thương nặng đến mức viêm nhiễm lan rộng vào tủy răng, việc lấy tủy răng có thể là cách duy nhất để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm.

Răng bị sâu nặng

Răng 6 đã bị viêm tủy
Răng 6 đã bị viêm tủy

Khi bị sâu răng nặng vi khuẩn xâm nhập sâu vào tủy răng, gây ra viêm nhiễm tủy răng, buộc bác sĩ sẽ cần phải chỉ định lấy tủy răng để ngăn chặn vi khuẩn lây lan sang xuống dưới chân răng, xương hàm gây u nang răng, viêm nhiễm xương hàm hoặc phần mô mềm xung quanh.

Viêm nhiễm lặp lại

Trong một số trường hợp, sau khi điều trị trám răng hoặc điều trị tủy răng, vi khuẩn có thể quay lại gây viêm nhiễm tủy răng. Trường hợp này có thể yêu cầu việc thực hiện lấy tủy răng.

Hiện nay, với kỹ thuật hiện đại việc lấy tủy răng diễn ra nhanh chóng và đơn giản hơn. Vậy nên nếu gặp phải những trường hợp trên bạn nên thực hiện lấy tủy răng để giúp lấy hết tủy viêm và giảm bớt khó chịu, làm sạch răng và cố gắng kéo dài tuổi thọ răng.

Răng lấy tủy có bị tiêu xương không?

Răng lấy tủy có bị tiêu xương không?
Răng lấy tủy có bị tiêu xương không?

Tủy răng đón vai trò quan trọng giúp duy trì sự sống cho răng. Tuy nhiên, ở một số trường hợp bác sĩ buộc phải chỉ định lấy tủy răng. Nhưng nhiều người lo lắng không biết răng lấy tủy có bị tiêu xương không? Vấn đề tiêu xương sau khi lấy tủy răng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau.

Thông thường răng sau khi lấy tủy sẽ trở nên giòn hơn, yếu đi và dễ bị gãy vỡ khi chịu lực tác động lớn dẫn tới mất răng vĩnh viễn. Nếu mất răng không được khôi phục lại sớm sẽ dẫn tới tình trạng tiêu xương hàm, ảnh hưởng đến cấu trúc hàm răng, gương mặt và gây khó khăn cho việc điều trị sau này.

Tuy nhiên, với những trường hợp tủy răng được điều trị tốt. Sau điều trị có áp dụng các biện pháp bảo vệ răng sứ sẽ giúp răng ăn nhai tốt hơn và hạn chế được những tác động từ bên ngoài gây tổn thương răng, tuổi thọ của răng cũng được nâng cao.

Nếu được kết hợp với việc vệ sinh và chăm sóc tốt răng sau khi điều trị tủy có thể kéo dài đến hết đời. Do vậy với trường hợp này thì răng sau khi lấy tủy sẽ hoàn toàn không xảy ra. Cũng chính bởi lý do đó mà sau khi lấy tủy răng bác sĩ thường khuyên bạn nên thực hiện bọc răng sứ ngay sau đó.

Cách ngăn chặn tiêu xương hàm răng bị mất sau khi lấy tủy

Cách ngăn chặn tiêu xương hàm răng bị mất sau khi lấy tủy
Cách ngăn chặn tiêu xương hàm răng bị mất sau khi lấy tủy

Để ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm sau khi răng đã lấy tủy mà bị gãy rụng bạn hãy tới nha khoa thăm khám và khôi phục răng mất sớm nhất. Hiện nay, trong các giải pháp phục hồi răng đã mất, trồng răng Implant là kỹ thuật duy nhất có khả năng ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm.

Trồng răng là kỹ thuật bác sĩ sẽ cấy một trụ implant bằng titanium vào trong xương hàm để thay thế cho chân răng đã mất. Sau khi trụ tích hợp chắc chắn trong xương hàm bác sĩ sẽ lắp mão răng sứ lên trên thông qua khớp nối abutment.

Phương pháp này nhờ có chân răng răng thay thế và đảm nhiệm chức năng như một chiếc răng thật nên vẫn duy trì lực tác động lên xương trong quá trình ăn nhai. Nhờ lực kích thích mà quá trình tiêu xương được ngăn chặn.

Ngoài ra, trồng răng implant còn có nhiều ưu điểm khác như tính thẩm mỹ cao, hạn chế xâm lấn đến mô răng thật và có tuổi thọ cao.

Tuy nhiên, cấy implant là một kỹ thuật tương đối khó, bạn hãy lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm để có một kết quả khôi phục răng mất tốt nhất. Hay liên hệ nha khoa VIET SMILE theo Hotline 1900 3331 để được tư vấn nếu còn thắc mắc bạn nhé.

Bình luận của bạn
jQuery(document).ready(function($) { document.addEventListener( 'wpcf7mailsent', function( event ) { alert( 'Yêu cầu của bạn đã được gửi thành công' ); } ); } );
Zalo
Gọi ngay
Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú