Răng số 4 là chiếc răng hàm nhỏ đảm bảo việc đảm bảo thẩm mỹ và khả năng ăn nhai. Do đó, khi mất răng số 4 gây ra ảnh hưởng gì? mất răng số 4 khắc phục bằng cách nào. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của VIET SMILE
Răng số 4 là răng nào?
Răng số 4 là một loại răng thuộc nhóm răng hàm nhỏ (răng cối nhỏ). Bạn có thể xác định chiếc răng này bằng cách đếm từ răng cửa vào, đến chiếc răng ở vị trí thứ tư thì đó chính là răng số 4
Một người có đủ tổng cộng 4 răng hàm số 4, bao gồm 2 răng ở hàm trên và 2 răng ở hàm dưới ở 4 vị trí đối xứng nhau.Răng hàm số 4 nằm ở vị trí chính giữa răng số 3 (răng nanh) và răng số 5 (răng hàm nhỏ thứ 2). Mũi răng số 4 thường dày, có hình lập phương, tương đối dài, có độ sắc nhất định.
Răng số 4 có kích thước nhỏ hơn răng hàm lớn số 6, số 7 nên diện tích tiếp xúc mặt ăn nhai của răng hàm trên và hàm dưới cũng nhỏ hơn. Do đó, răng số 4 không phải là răng ăn nhai chính. Dù vậy, răng số 4 có chức năng phối hợp cùng với các răng hàm khác ăn nhai và nghiền nát thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày. Ngoài ra, chiếc răng hàm nhỏ số 4 này còn giữ một vai trò thẩm mỹ khá quan trọng của khuôn mặt bởi khi cười nói chiếc răng này sẽ lộ ra khá rõ. Nếu răng hàm số 4 khỏe mạnh, trắng sáng thì sẽ nâng cao thẩm mỹ đáng kể của hàm răng và cả khuôn mặt của bạn.
Răng số 4 có mấy ống tủy?
Cấu tạo của răng số 4 sẽ khác nhau giữa răng hàm trên và hàm dưới. Răng tiền hàm số 4 cũng tương tự như các răng khác bao gồm thân răng, cổ răng và chân răng nhưng số lượng chân răng của răng số 4 ở hàm trên và hàm dưới lại có đặc điểm không giống nhau.Răng số 4 ở hàm dưới sẽ chỉ có 1 chân, nhưng đối với hàm trên thì có thể là 1 – 2 chân.
Răng số 4 thường sẽ có 2 ống tủy, răng số 4 hàm dưới thì có thể có từ 1 – 2 ống tủy.
Răng số 4 bị sâu
Sâu răng là quá trình các mô cứng của răng như men răng, ngà răng và tủy răng bị phá hủy. Sâu răng là bệnh phát triển âm thầm, ban đầu trên răng chỉ xuất hiện những lỗ sâu nhỏ, đốm màu trắng đục li ti, lúc này bạn chưa thấy đau nhức gì nhiều nên thường chủ quan. Nếu không điều trị kịp thời những lỗ sâu đó sẽ ngày càng lan rộng, tạo điều kiện cho vi khuẩn đi sâu vào bên trong gây viêm nhiễm, những cơn đau nhức dữ dội, hỏng tủy, thậm chí mất răng.
Răng số 4 bị sâu ,viêm tủy răng có thể gây áp xe răng, từ đó dẫn đến viêm nhiễm vùng hàm mặt hoặc thậm chí là nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm.
Trong một số trường hợp nhất định bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng số 4. Điển hình là răng số 4 bị hư tổn, vỡ mẻ hết thân răng, chỉ còn lại chân. Ngoài ra, răng số 4 bị sâu nặng, viêm nha chu nặng, viêm tủy, áp xe …cũng là trường hợp bác sĩ buộc phải đưa ra chỉ định nhổ răng để bảo vệ các răng bên cạnh, tránh viêm nhiễm lan rộng.
Nhổ răng hàm số 4 bị sâu hỏng hay mất răng số 4 sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng vì vậy nếu mất răng này bạn cần mau chóng tìm biện pháp phục hồi.
Với các trường hợp cần nhổ răng số 4 để niềng răng thì bạn không cần quá lo lắng. Lúc này bác sĩ sẽ có thể tận dụng khoảng mất răng hoặc khoảng trống của việc nhổ răng số 4 bị sâu trước đó để lấy chỗ cho các răng dịch chuyển, sắp xếp đúng vị trí mà không cần chỉ định nhổ thêm các răng khác. Khi niềng răng, chiếc răng số 5 sẽ được dịch chuyển vào vị trí răng số 4 đã nhổ, khoảng trống được đóng kín, đảm bảo khớp cắn, cùng tính thẩm mỹ. Nhờ vậy, bạn hoàn toàn không cần lo sợ về vấn đề tiêu xương hay xô lệch các răng xung quanh.
Mất răng số 4 có nguy hiểm không?
Mất răng số 4 gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng và tính thẩm mỹ khuôn mặt
Tiêu xương, lão hóa sớm
Vì răng thứ 4 có vị trí ở gần má nên xương hàm ở vị trí này rất quan trọng trong việc nâng đỡ cơ mặt của chúng ta. Khi bị mất răng số 4 sẽ khiến mất lực kích thích từ việc ăn nhai nên má bị hóp, hiện tượng tiêu xương diễn ra, da mặt nhăn nheo, chảy xệ rất rõ. Khi đó nhìn bạn sẽ già đi trông thấy.
Dù không nằm ở vị trí trung tâm như nhóm răng cửa, nhưng khi nói chuyện hay cười lớn chúng ta vẫn có thể nhìn thấy răng tiền hàm số 4. Bởi vậy, mất răng số 4 chắc chắn sẽ để lại một khoảng trống lớn và đây chính là điểm trừ về mặt thẩm mỹ.
Ản nhai suy giảm
Không chỉ làm giảm thẩm mỹ đáng kể mà mất răng số 4 còn làm khả năng ăn nhai sẽ giảm sút do lực nhai bị suy giảm ở vị trí mất răng. Như vậy, răng hàm số 6, 7 phải làm việc nhiều hơn gây áp lực cho khớp thái dương hàm và hệ tiêu hóa. Về lâu dài, mất răng số 4 sẽ gây ra nhiều bệnh lý về đường ruột như khó tiêu, trào ngược axit dạ dày,…
Mặt khác, trong quá trình ăn nhai, nếu thức ăn không được nhai kỹ, nghiền nát về lâu dài sẽ gây ra nhiều bệnh lý liên quan như đau dạ dày, viêm đại tràng, trào ngược dạ dày
Xô lệch các răng bên cạnh, toàn bộ hệ thống nhai
Khi mất răng hàm số 4 lâu ngày thì các răng bên cạnh là răng số 3 và răng số 5 dễ bị xô lệch, chúng có xu hướng nghiêng về khoảng trống mất răng. Nghiêm trọng hơn, mất răng số 4 sẽ sẽ làm xô lệch toàn bộ hệ thống nhai, do các răng nghiêng đổ, xô lấn vào nhau. Từ đó gây lệch khớp cắn khiến việc ăn nhai không đảm bảo, đồng thời xảy ra các cơn đau nhức hàm, đau đầu, đau mỏi vai gáy, đau khớp thái dương hàm…
Dễ mắc bệnh lý
Khe hở khi mất răng số 4 để lại sẽ trở thành nơi trú ngụ lý tưởng cho thực phẩm thừa và vi khuẩn. Nếu không được làm sạch thường xuyên, vi khuẩn sẽ phát triển và gây ra nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm
Mất răng số 4 phải làm sao?
Khi mất răng số 4 bạn nên lựa chọn phương pháp khôi phục chiếc răng này nhanh chóng để ngăn chặn những hậu quả nêu trên.
Làm cầu răng sứ
Cầu răng sứ là phương án phục hình khi mất răng số 4 được nhiều người lựa chọn để phục hồi khả năng ăn nhai, thẩm mỹ. Để thực hiện, các bác sĩ sẽ mài nhỏ răng thật hai bên cạnh răng số 4 bị mất để làm trụ, sau đó gắn cầu răng sứ phía trên. Phần nhịp cầu răng này sẽ gồm ít nhất là 3 chiếc răng sứ với chất liệu đảm bảo, được thiết kế gắn liền nhau.
Quy trình làm cầu răng sứ tương đối nhanh chóng, chỉ cần 2-3 lần đến nha khoa là có thể hoàn thiện. Đặc biệt, bạn cũng không cần phải nghỉ dưỡng hay kiêng khem phức tạp gì sau làm.
Để thực hiện làm cầu răng sứ khi răng số 4 bị mất thì răng số 3 và răng số 5 phải chắc khỏe và không gặp bất kỳ bệnh lý răng miệng nào. Độ chắc khỏe của các răng kế cận đảm bảo thì bác sĩ mới có thể tiến hành mài răng làm trụ nâng đỡ nhịp cầu, đảm bảo chịu lực ăn nhai cho các răng đã mất.
Mặc dù là phương pháp làm răng cố định, nhưng cầu răng sứ vẫn không thể giúp bạn phục hồi chân răng đã mất, sau thời gian sử dụng cầu răng sứ, xương hàm vẫn bị tiêu biến dần.
Trồng implant răng số 4
So với làm cầu răng sứ thì trồng răng Implant được đánh giá là phương pháp phục hồi răng mất mang nhiều ưu điểm vượt trội.
Với cấu trúc bao gồm trụ Implant, khớp nối Abutment và mão sứ sẽ giúp bạn có 1 chiếc răng toàn diện, khôi phục chức năng ăn nhai gần như tuyệt đối. Khi trồng răng implant bạn sẽ không cần mài chỉnh bất kì răng nào, do vậy các răng xung quanh được bảo tồn nguyên vẹn và chắc khỏe
Răng implant sẽ là chiếc răng tồn tại độc lập, không ảnh hưởng các răng kế cận, khắc phục được tình trạng tiêu xương hàm do mất răng lâu ngày gây ra. Trồng răng implant khi mất răng số 4 giúp bạn có 1 chiếc răng hoàn chỉnh, lực nhai được trải đều giữa 2 hàm, giúp cấu trúc khuôn mặt ổn định, không lo hóp má, gìn giữ nét trẻ trung cùng sự tự tin.
Tuổi thọ sử dụng của răng implant có thể lên đến 20 – 25 năm, nếu chăm sóc khoa học, định kỳ thăm khám thì răng hoàn toàn có thể dùng được trọn đời.
Răng implant vùa đẹp như răng tự nhiên lại dễ dàng vệ sinh, chăm sóc, điều này giúp bạn có sức khỏe răng miệng tốt hơn, ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng.
Có thể nói trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng bị mất hiệu quả nhất, hiện đại nhất tính tới thời điểm hiện tại.
Để khôi phục răng số 4 bị mất bạn nên tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn cho mình một cơ sở nha khoa uy tín -nơi có bác sĩ chuyên môn giỏi, trang thiết bị hiện đại để đảm bảo sự an toàn cũng như kết quả tốt nhất.
Hệ thống Nha khoa Việt Smile là một trong những địa chỉ quen thuộc được khách hàng lựa chọn để trồng răng implant nhờ đội ngũ bác sĩ, phụ tá tận tâm, chu đáo, đảm bảo tuyệt đối yếu tố vô trùng trong điều trị, chất lượng trụ implant đạt chuẩn, ứng dụng kỹ thuật cấy ghép Implant tiên tiến nhất… Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ nha khoa được giới chuyên môn lẫn khách hàng đánh giá cao thì Việt Smile là 1 cơ sở bạn nên tham khảo.
Với những giải đáp trên, chắc hẳn Việt Smile đã giúp bạn biết răng số 4 là răng nào, mất răng số 4 phải làm gì để phục hồi.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ ngay tới hotline 1900 3331 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Cấy ghép 2 răng implant có đau như lời đồn?