Tủy răng bị hoại tử là tình trạng gặp phải ở khá nhiều người hiện nay, do chủ quan với sức khỏe răng miệng. Vậy nếu không may bị hoại tử tủy răng thì có nguy hiểm không. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có những thông tin chi tiết.
Tủy răng bị hoại tử do những nguyên nhân nào?
Tủy răng bị hoại tử hay còn gọi là răng chết tủy được bắt nguồn chủ yếu từ những bệnh lý răng miệng không được điều trị kịp thời. Dưới đây là một số những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tủy răng bị hoại tử như:
Tủy răng bị hoại tử do sâu răng
Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến ở Việt Nam và xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Khi bị sâu răng nếu không được điều trị vi khuẩn sẽ đi từ lần từ men răng, ngà răng và vào trong tủy răng gây viêm tủy răng và cuối cùng dẫn đến hoại tử tủy.
Do chấn thương
Chấn thương, va đập đột ngột khiến hệ thống tuần hoàn trong ống tuỷ bị gián đoạn hoặc đứt mạch máu ở vùng chóp răng làm cho tủy răng không được nuôi dưỡng dẫn tới hoại tử dần dần. Biểu hiện là răng chuyển từ màu trắng sang màu vàng, màu nâu.
Viêm tủy răng ngược dòng
Viêm tủy răng ngược dòng là tình trạng vi khuẩn từ những vùng viêm nhiễm quanh răng lan rộng xuống chóp răng, tác động đến dây thần kinh quanh răng, sau đó đi ngược vào tủy răng. Viêm tủy răng ngược dòng không gây các triệu chứng rõ ràng mà diễn ra trong âm thầm đến khi tủy răng đau nhức khó chịu thì đã có nguy cơ bị viêm, hoại tử.
Biểu hiện thường gặp khi tủy răng bị hoại tử
Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết tủy răng đã bị hoại tử như:
- Không bị đau hay ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh hoặc bị lực tác động trực tiếp vào vì lúc này tủy răng đã mất đi cảm giác.
- Răng chuyển từ màu trắng sáng màu vàng, nâu gây mất thẩm mỹ.
- Miệng có mùi hôi khó chịu do dịch tủy răng bị hoại tử chạy ra ngoài thông qua các lỗ sâu hoặc lỗ dò ở chóp răng hoặc từ lỗ sâu.
Tủy răng bị hoại tử có nguy hiểm không?
Răng bị hoạt tử bên trong chứa rất nhiều vi khuẩn, nếu không được điều trị vi khuẩn sẽ lan rộng gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm:
Nang chân răng
Tủy răng bị hoại tử không được điều trị sớm, nhưng dịch hoại tử tủy sẽ tích tụ lại ở vùng chân răng dẫn đến u hạt, tích tụ ổ mủ trên nướu răng gây đau nhức khó chịu. Nang chân răng kéo dài có thể gây tiêu chân răng tại vị trí viêm và chân răng lân cận, nhiều trường hợp có thể gây biến dạng xương hàm, rụng răng hàng loạt,…
Mất răng vĩnh viễn
Tủy răng bị hoại tử vi khuẩn ngày càng phát triển, phá hủy cấu trúc nâng đỡ răng khiến răng lung lay, nếu chuyển nặng bắt buộc phải nhổ bỏ.
Ngoài ra bị hỏng tủy sẽ thiếu đi nguồn nuôi dưỡng khiến răng sẽ giòn hơn, dễ bị gãy vỡ nếu chịu lực tác động mạnh dẫn đến gãy vỡ răng, mất răng. Từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, chức năng ăn nhai,…
Viêm xương hàm
Ngoài những hậu quả trên tủy răng bị hoại tử còn gây ra tình trạng viêm xương hàm, áp xe xương ổ răng, hỏng xương hàm,…
Tủy răng bị hoại tử điều trị thế nào?
Thông qua những chia sẻ trên tủy răng bị hoại tử nếu để lâu sẽ rất nguy hiểm. Do vậy việc điều trị tủy răng bị hoại tử càng sớm càng tốt. Hiện nay có 2 phương pháp điều trị là Lấy tủy răng và nhổ răng.
Trước khi điều trị tủy răng bị hoại tử bác sĩ sẽ cần thăm khám, đánh giá tình trạng tủy răng. Dựa vào kết quả đó bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp với mỗi người.
Lấy tủy răng
Lấy tủy răng là phương pháp bác sĩ sẽ dùng những dụng cụ nha khoa để loại bỏ những mô tủy bị hư hỏng, hoại tử không thể phục hồi được. Sau đó tiến hành tạo hình và trám bít ống tủy bằng vật liệu chuyên dụng.
Lấy tủy răng ngoài việc giúp loại bỏ những ổ viêm nhiễm còn giúp kéo dài tuổi thọ của răng. Tuy nhiên, răng sau khi lấy tủy sẽ dễ bị gãy vỡ nếu có lực tác động mạnh, do vậy sau khi lấy tủy khách hàng nên bọc răng sứ để bảo vệ chiếc răng đó.
Nhổ răng
Trường hợp tủy răng bị hoại tử nghiêm trọng, có nguy cơ lây lan rộng sang các vùng khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng thì bác sĩ bắt buộc phải chỉ định nhổ bỏ chiếc răng đó. Sau nhổ răng, để tránh tiêu xương hàm, xô lệch răng, thay đổi cấu trúc khuôn mặt, ảnh hưởng đến ăn nhai,… nên việc trồng lại răng mất càng sớm các tốt.
Hiện nay có các phương pháp khôi phục lại răng mất như răng giả tháo lắp, cầu răng sứ, cấy implant. Tuy nhiên, hiện nay trồng răng implant được đánh giá là phương pháp khôi phục răng mất tốt nhất hiện nay. Với trồng răng implant bác sĩ sẽ cấy một trụ làm bằng titanium vào trong xương hàm để thay thế răng mất. Sau 3 – 6 tháng trụ implant đã tích hợp chắc chắn trong xương hàm bác sĩ sẽ gắn răng sứ lên trên thông qua khớp nối Abutment.
Ưu điểm trồng răng implant:
- Răng implant tồn tại độc lập, không xâm lấn đến răng kế cận
- Tránh tiêu xương hàm do có chân răng thay thế
- Răng implant có tuổi thọ cao lên đến 20 năm
- Răng implant cấu tạo như răng thật giúp ăn nhai thoải mái
- Răng implant có tính thẩm mỹ cao
Qua đây có thể thấy tủy răng bị hoại tử vô cùng nguy hiểm, nếu phát hiện răng miệng có những dấu hiệu bất thường bạn hãy đến ngay những phòng khám nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị sớm tránh dẫn đến chết tủy.