Áp xe răng là gì? Có nguy hiểm không?

Áp xe răng là gì? Có nguy hiểm không? Áp xe răng là bệnh lý khá phổ biến hiện nay tuy nhiên cũng rất nhiều người chưa biết áp xe răng là gì, cách điều trị thế nào. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết thêm về áp xe răng bạn nhé.

Áp xe răng là gì?

Áp xe răng (Dental abscess) là một tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở răng hoặc các mô xung quanh do vi khuẩn xâm nhập. Tình trạng này dẫn đến sự hình thành một túi mủ chứa nhiều vi khuẩn gây đau và sưng ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Nếu áp xe răng chuyển biến nặng hơn bạn có thể bị hành sốt, sưng hạch cổ và suy nhược cơ thể nghiêm trọng. Bởi vậy nếu bị áp xe răng bạn nên đến phòng khám nha khoa để bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời. Áp xe răng thường có 3 loại phổ biến:

Áp xe quanh cuống răng: Xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng, thường do sâu răng không được điều trị, chấn thương răng, hoặc nứt vỡ răng. Tình trạng này thường gây đau dữ dội và liên tục.

Áp xe quanh chóp răng: Xảy ra ở nướu và xương nâng đỡ răng, thường do bệnh nha chu hoặc viêm nhiễm nướu không được điều trị. Có thể gây đau, sưng, và nướu bị chảy máu.

Áp xe nha chu: Nguyên nhân là vi khuẩn đặc hiệu phá hủy những mô nha nhu hình thành. Vi khuẩn ẩn sâu trong vụn thức ăn, mảng bám trên răng và gây nên các ổ viêm nhiễm, hình thành nên các túi nha chu.

Triệu chứng áp xe răng

Như trên đã nói, áp xe răng nếu không được phát hiện và điều trị sớm chúng sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy bạn nên biết những triệu chứng của áp xe răng để tìm ra cách điều trị sớm. Dưới đây là một số triệu chứng của áp xe răng:

  • Đau răng dữ dội, đau lan tỏa đến hàm, cổ hoặc tai dù chỉ nhai nhẹ hoặc uống nước
  • Cảm giác ê buốt khi dùng những đồ nóng hoặc lạnh
  • Sưng và đỏ ở vùng nướu, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường
  • Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, sốt
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu
  • Nướu bị sưng, chảy mủ, hoặc xuất hiện mủ từ vùng bị ảnh hưởng.

Nếu gặp một trong những triệu chứng trên bạn không nên chủ quan mà hãy liên hệ với bác sĩ để có hướng dẫn cụ thể.

Nguyên nhân gây áp xe răng

Áp xe răng thường xuất phát từ một trong những nguyên nhân sau:

Vệ sinh răng miệng kém

Vệ sinh răng miệng là điều cần thiết mỗi ngày để giúp loại bỏ những thức ăn thừa và vi khuẩn. Nếu bạn lười vệ sinh răng miệng hoặc thực hiện không đúng cách sẽ khiến cho vụn thức ăn và mảng bám bị lắng đọng lại. Từ đó hình thành cao răng, mảng bám, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển gây nên áp xe răng.

Sâu răng không được điều trị kịp thời

Sâu răng trên thân răng sẽ xuất hiện những lỗ thủng nhỏ, chúng sẽ phát triển nếu như không được điều trị kịp thời. Tình trạng này kéo dài vi khuẩn sẽ ngày càng lan rộng và gây nên áp xe răng.

Chấn thương răng hoặc vỡ răng

Khi răng bị chấn thương gây nứt, vỡ răng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn đi vào bên trong răng gây bệnh và áp xe răng là bệnh lý có thể gặp phải.

Những thói quen xấu

Bạn thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, nghiến răng rất dễ dẫn tới tình trạng áp xe răng.

Áp xe răng có nguy hiểm không?

Áp xe răng nếu điều trị kịp thời và đúng cách sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Nhưng nếu để lâu mất răng là biến chứng nguy hiểm bạn có thể gặp phải. Ngoài ra, vi khuẩn còn có thể thâm nhập vào đường máu đến các bộ phận khác trong cơ thể, làm đe doạ đến tính mạng.

Cách điều trị áp xe răng

Để đưa ra hướng khắc phục tình trạng áp xe răng bác sĩ sẽ cần thăm khám, chụp phim để đánh giá tình trạng hiện đại của bạn. Dựa trên kết quả đó bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị phù hợp với mỗi người.

Điều trị áp xe cấp tính

Trong trường hợp áp xe răng ở mức độ cấp tính bác sĩ sẽ rạch một đường ở vùng niêm mạc bị tổn thương để lấy đi hết những dịch mủ mà vi khuẩn.

Đồng thời bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để giúp tiêu diệt hoàn toàn những vi khuẩn, tránh áp xe phát triển nặng hơn.

Điều trị tận gốc

Sau điều trị cấp, để tránh trường hợp áp xe răng tái phát, bạn sẽ cần phải thực hiện các kỹ thuật điều trị áp xe răng tận gốc.

Cụ thể, bác sĩ sẽ thăm khám và điều trị lấy cao răng, lấy tủy,… Ở những mức độ áp xe nặng thì buộc phải nhổ răng.

Sau đó bác sĩ sẽ cần theo dõi mức đồ tình trạng áp xe răng sau điều trị. Với những trường hợp cần phải nhổ răng, sau đó bạn nên thực hiện các biện pháp khôi phục lại để tránh gây nên những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng.

Trên đây là một số những thông tin về áp xe răng bạn cần biết để tránh và điều trị nếu gặp phải. Bạn cần tư vấn thêm về các vấn đề răng miệng hãy liên hệ 1900 3331 để được bác sĩ tư vấn nhé.

Đánh giá bài viết
Bình luận của bạn
jQuery(document).ready(function($) { document.addEventListener( 'wpcf7mailsent', function( event ) { alert( 'Yêu cầu của bạn đã được gửi thành công' ); } ); } );
Zalo
Gọi ngay
Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú