Sâu răng hàm có lỗ và 3 cách điều trị

Sâu răng là bệnh lý răng miệng rất phổ biến. Sâu răng được biểu hiện qua nhiều mức độ của bệnh, sâu răng hàm có lỗ là dấu hiệu đáng lo ngại. Vậy đâu là cách trị sâu răng hàm có lỗ tốt nhất cho bạn? chi phí hết bao nhiêu? Hãy theo dõi ngay bài viết Nha khoa Việt Smile chia sẻ dưới đây.

Sâu răng hàm có lỗ
Sâu răng hàm có lỗ và cách điều trị

Cấu tạo của răng

Hàm răng đầy đủ gồm có 32 chiếc, mỗi chiếc răng gồm thân răng, cổ răng và chân răng.

  • Thân răng là phần nằm trên lợi bạn có thể nhìn thất ngay bằng mắt thường và được sử dụng nhiều nhất.
  • Chân răng là phần dưới lợi và xương hàm, được neo giữ bằng các dây chằng nha chu tạo độ vững chắc cho răng.
  • Cổ răng là bộ phận giao nhau giữ lợi và răng.
Cấu tạo của răng gồm những bộ phận nào?
Cấu tạo của răng gồm những bộ phận nào?

Giải phẫu một chiếc răng sẽ bao gồm các thành phần

  • Men răng là phần vở bên ngoài, giúp bảo vệ những bộ phận bên trong tránh những tác động của môi trường bên ngoài. Men răng chứa hàm lượng lớn khoáng chất như canxi và flour nên nó rất cứng chắc và có màu trắng sữa.
  • Ngà răng là bộ phận nằm bên trong và được bao bọc bởi men răng. Ngà răng thường có màu vàng nhạt và là tổ chức chiếm khối lượng nhiều nhất của thân răng. Ngà răng có chức năng bao bọc và bảo vệ tủy răng
  • Tủy răng là bộ phận nằm trong cùng được bảo vệ bởi men răng và ngà răng. Tủy chứa rất nhiều dây thần kinh cảm giác và mạch máu, phân bổ ở cả thân răng và chân răng. Tủy răng có vai trò đặc biệt quan trọng là cung cấp sự sống giúp răng luôn chắc khỏe.
  • Xương ổ răng: Là những khối xương có chức năng ổn định và neo giữ chân răng. Nếu mật độ xương không đủ hoặc suy giảm sẽ khiến răng bị lung lay.

Sâu răng hàm có lỗ

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng sâu răng thường bắt nguồn từ các vi khuẩn có hại trú ngụ trong khoang miệng. Nếu bạn ăn quá nhiều đồ ăn chứa đường, tinh bột, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh và sản sinh nhiều axit làm phá hủy, ăn mòn men răng theo thời gian. Điều này khiến răng của bạn bị sâu, từ những chấm liti màu trắng là sâu men, rồi sâu ngà sẽ tiến triển và xuất hiện lỗ sâu to ở răng, màu sắc răng lúc này chuyển sang màu nâu, màu đen.

Sâu răng hàm có lỗ
Sâu răng hàm có lỗ

Tình trạng sâu răng hàm cũng phản ánh phần nào về cách chăm sóc răng miệng chưa tốt hoặc chế độ ăn của bạn chưa khoa học có quá nhiều đường, tinh bột. Sau khi ăn mảnh vụn thức ăn không được làm sạch, mảng bám hình thành, tích tụ theo thời gian sẽ vôi hóa tạo thành cao răng. Tại vị trí có nhiều cao răng, vi khuẩn phát triển mạnh nên nhiều acid làm men răng, ngà răng bị ăn mòn, phá hủy tạo thành các lỗ sâu.

Răng bị sâu sẽ gây bào mòn men răng, theo thời gian sẽ để lại vết lõm nhỏ trên răng, sau sẽ phát triển dần thành các vết thủng trên bề mặt răng, các lỗ sâu ngày càng lớn hơn.Răng hàm bị sâu hỏng, hư hại sớm không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn kéo theo rất nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe răng miệng của bạn. Nếu không phát hiện, điều trị kịp thời, càng để lâu tình trạng sâu răng sẽ ngày càng nguy hiểm, làm cấu trúc răng bị phá hủy, tác động đến tủy răng gây viêm tủy, hỏng tủy, thậm chí mất răng sớm.

Dù ở mức độ nào kể cả khi răng mới chớm sâu, sâu răng hàm có lỗ thủng hoặc chưa thì bạn vẫn nên đến gặp nha sĩ để hạn chế được tác động  xấu của bệnh sâu răng đến cuộc sống thường ngày cũng như sức khỏe răng miệng của bạn.

Sâu răng hàm trên

Sâu răng hàm trên, sâu răng cửa, sâu răng hàm trong cùng hay bất kì chiếc răng nào trên cung hàm bị sâu cũng đều gây tác động xấu cho chúng ta. Để càng lâu, tình trạng bệnh sẽ tiến triển theo chiều hướng xấu, thậm chí có thể không cứu chữa được nữa.

Vì thế, để việc điều trị dễ dàng, tránh gây tốn kém tiền bạc, thời gian, bạn nên tới trung tâm nha khoa sớm để bác sĩ kiểm tra và đưa ra hướng điều trị tốt nhất khi phát hiện sâu răng ở bất cứ vị trí nào.

Sâu răng hàm trên
Hình ảnh sâu răng hàm trên

Sâu răng hàm trong cùng

Sâu răng hàm trong cùng chính là các răng ăn nhai chính, cụ thể là răng hàm số 6, răng số 7. Khi răng sâu ở giai đoạn đầu bạn sẽ nhìn thấy các đốm màu trắng đục, ngả vàng. Ở thời điểm này bạn chưa cảm thấy bất kì cảm giác đau nhức hay khó chịu nào. Khi sâu răng tiến triển vào ngà răng, tủy răng bạn bắt đầu cảm nhận được cảm giác ê buốt khi tiếp xúc với các tác nhân nóng lạnh, răng đau nhức. Răng sâu thường đau nhiều vào ban đêm khiến bạn mất ngủ, răng đau cũng khiến bạn ăn uống mất ngon, chán răng, tinh thần giảm sút, mệt mỏi…

Về mặt thẩm mỹ, răng hàm trong cùng nên người ngoài không thể phát hiện bạn bị sâu răng như tại sâu các răng cửa. Tuy nhiên, nếu sâu răng nặng khiến viêm quanh chân răng, viêm nha chu dẫn tới mất răng thì hiện tượng tiêu xương là điều khó tránh khỏi. Lúc này gương mặt bạn trông già hơn tuổi thật vì má hóp vào, da mặt nhăn nheo.

Bị sâu răng hàm trong cùng
Sâu răng hàm trong cùng làm bạn mất ăn, mất ngủ

Chữa sâu răng hàm giá bao nhiêu?

Tùy theo mức độ sâu răng mà chúng ta sẽ có cách trị bệnh sâu răng phù hợp cùng mức chi phí khác nhau.

Sâu răng hàm có lỗ nhỏ – Trám răng

Để thực hiện cách chữa sâu răng hàm, bác sĩ sẽ thực hiện hàn trám răng này lại để đảm bảo tính thẩm mỹ, chức năng cho răng.

Đây là một giải pháp được khuyến khích cho các trường hợp sâu mới chớm, có lỗ nhỏ trên răng. Phương pháp trám răng sâu giúp tiết kiệm thời gian cho khách hàng.

Để thực hiện bác sĩ sẽ kiểm tra và loại bỏ các vết sâu rồi mới tiến hành trám răng theo quy trình. Răng sau khi trám sẽ có thể tránh khỏi các tác nhân bên ngoài, tránh vi khuẩn tấn công.

Chi phí chữa sâu răng hàm bằng cách trám răng có chi phí từ 200 nghìn – 500 nghìn/ 1 răng.

Hàn răng khi sâu răng hàm
Hàn răng – trám răng cho răng hàm bị sâu, có lỗ nhỏ

Bọc răng sứ khi răng sâu nhiều

Bọc răng sứ là phương pháp được nha sĩ áp dụng cho các trường hợp răng bị sâu nặng đến phần ngà và phần tủy. Nhiều trường hợp sẽ cần điều trị tủy cho răng trước đảm bảo lấy sạch phần tủy viêm nhiễm ra bên ngoài.

Để bọc răng sứ bác sĩ sẽ cần tạo hình cùi răng và dùng một mão răng sứ bên ngoài răng để bọc lên chiếc răng hàm đã bị tổn thương, bị sâu….để bảo vệ, duy trì sự tồn tại của chiếc răng này trên cung hàm. Răng được bọc sứ có màu tự nhiên, tính thẩm mỹ hoàn hảo, đảm bảo việc ai nhai cho bạn.

Tuy phương pháp này có mức giá cao hơn hàn răng sâu thông thường. Nếu răng bị sâu cần chữa tủy thì chi phí điều trị tủy răng hàm tại Việt Smile sẽ dao động từ 2 -4 triệu cho 1 răng tùy theo gói file máy thông thường hay file máy cá nhân mà bạn chọn. Chi phí bọc răng sứ có răng sâu thường sẽ dao động từ 2 triệu, tùy theo thương hiệu sứ bạn sử dụng.

Chữa răng sâu
Chữa răng sâu bằng phương pháp bọc sứ

Nhổ răng và trồng răng implant

Trường hợp sâu răng nặng, viêm nhiễm lan rộng không thể điều trị bảo tồn, răng sâu tạo lỗ hổng lớn kèm viêm nhiễm, ăn sạch hết phần thân răng bác sĩ buộc phải đưa ra chỉ định nhổ răng sâu để tránh biến chứng nguy hiểm cũng như bảo vệ các răng bên cạnh.

Sau khi nhổ răng sâu nặng sẽ để lại 1 khoảng trống khiến các răng bên cạnh dễ bị nghiêng đổ về vị trí răng mất, có thể làm xô lệch toàn bộ hệ thống nhai, gây rối loạn khớp cắn,  ăn nhai giảm sút, đồng thời xương ổ răng bị tiêu biến, gương mặt hóp lại, da nhăn nheo kém thẩm mỹ. Do vậy, bạn cần phục hình chiếc răng sâu hỏng này càng sớm càng tốt.

Hiện nay phương pháp trồng răng implant là giải pháp thay thế răng bị hư hỏng tối ưu nhất hiện nay giúp bạn có 1 chiếc răng mới đẹp như răng thật, khôi phục chức năng ăn nhai với độ cảm biến thức ăn chân thật, tuổi thọ trung bình từ 15 -20 năm hoặc hơn nếu bạn chăm sóc tốt.

Trồng răng implant hay cấy ghép implant là kỹ thuật cấy ghép một chân răng nhân tạo được làm từ titanium vào trong xương hàm để thay thế chân răng tự nhiên. Với phương pháp này bạn sẽ cần chờ khoảng 3 tháng đến 6 tháng để trụ implant tích hợp chắc chắn vào xương hàm và bác sĩ sẽ phục hình 1 răng sứ lên trên implant.

Thời gian cắm trụ implant được thực hiện rất nhanh, chỉ từ 15 phút cho 1 trụ răng. Bạn cũng không cần lo lắng khi thực hiện cấy ghép implant, bởi trước đó bác sĩ đã tiến hành gây tê và liều lượng phù hợp để vô cảm vị trí cấy ghép giúp quá trình diễn ra nhẹ nhàng, không đau đớn.

Khi trồng răng implant bạn sẽ không cần mài chỉnh răng bên cạnh, chiếc răng mới sẽ tồn tại độc lập trên cung hàm mà không cần tới sự hỗ trợ của bất kì chiếc răng nào như phương pháp làm cầu răng sứ. Đặc biệt, trồng implant có thể ngăn chặn được quá trình tiêu xương, giúp bạn luôn trẻ trung, tự tin. Nhờ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nên chi phí chữa răng sâu nặng bằng kỹ thuật trồng răng implant có chi phí cao hơn các phương pháp phục hình răng khác như răng giả tháo lắp, cầu răng sứ.

Chi phí để nhổ chân răng tại các cơ sở nha khoa thường dao động từ 500 nghìn cho 1 răng. Để trồng răng implant bạn sẽ cần chi trả số tiền từ 15 -45 triệu cho 1 răng, tùy theo thương hiệu trụ implant bạn chọn.

Trồng răng implant
Trồng răng implant phục hồi răng hư hỏng

Hiện nay, Nha khoa Việt Smile là một trong những đơn vị được đông đảo khách hàng tin chọn và đánh giá cao khi cấy ghép implant. Chúng tôi sở hữu:

  • Đội ngũ bác sĩ chuyên sâu về implant, dày dặn kinh nghiệm
  • Hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại
  • Hệ thống phòng cấy ghép implant riêng biệt – vô trùng
  • Thương hiệu implant chính hãng
  • Quy trình cấy ghép implant chuẩn quốc tế
  • Chế độ bảo hành rõ ràng
  • Chi phí trồng răng hợp lý

Ngoài việc đạt chuẩn những yếu tố trên, Việt Smile cũng có đội ngũ tư vấn viên vô cùng nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, sẵn sàng tiếp nhận những vướng mắc của khách hàng ngay trước – trong – sau khi thực hiện cấy ghép implant. Chắc chắn khi đến với Việt Smile, các bạn sẽ có nụ cười chắc khỏe, tự tin.

Trồng răng implant
Trồng răng implant tại Việt Smile
Trồng răng implant
Trồng răng implant phục hồi răng bị hỏng

Hi vọng rằng sau bài viết trên, bạn đọc đã có những thông tin hữu ích về cách điều trị khi sâu răng hàm. Nếu có bất kì băn khoăn nào, bạn hãy liên hệ ngay với Nha khoa Việt Smile qua hotline 1900 3331 để được đội ngũ bác sĩ chuyên sâu giải đáp miễn phí nhé.

Hối hận vì không trồng răng Implant sớm hơn – KH Diễm My

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận của bạn

Zalo
Gọi ngay
Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú