Sâu răng hàm trên có nên nhổ không? Những thông tin cần biết

Sâu răng hàm trên có nên nhổ không? Cũng giống như các răng khác trên cung hàm nếu không được chăm sóc đúng cách răng sẽ rất dễ bị sâu dẫn đến đau nhức, ảnh hưởng đến ăn nhai. Vậy khi răng bị sâu thì có nên nhổ không, các bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Sâu răng hàm trên có nên nhổ không? Những thông tin cần biết
Sâu răng hàm trên có nên nhổ không? Những thông tin cần biết

Vì sao răng hàm trên bị sâu?

Vì sao răng hàm trên bị sâu?
Vì sao răng hàm trên bị sâu?

Răng hàm trên, giống như bất kỳ răng nào khác, có thể bị sâu do một số nguyên nhân chính:

Vệ sinh răng miệng chưa tốt: Một trong những nguyên nhân chính gây sâu răng là không vệ sinh răng miệng đúng cách. Nếu bạn không chải răng đều đặn và không sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám, thức ăn và vi khuẩn có thể tích tụ trên răng và dưới nướu gây ra sâu răng.

Cao răng mảng bám: Mảng bám là một lớp màng mỏng chứa vi khuẩn, thức ăn và chất khoáng tích tụ trên bề mặt răng gây ăn mòn men răng và tạo ra lỗ trên bề mặt răng.

Sử dụng nhiều đồ uống có đường: Ăn thức ăn và uống đồ có đường thường xuyên tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn trong miệng phát triển gây ra sâu răng.

Các răng không đều nhau: Một số người có các khe hở hoặc các khe cắt răng phức tạp hơn, tạo điều kiện cho thức ăn và vi khuẩn dễ tích tụ và gây ra sâu răng.

Giai đoạn sâu răng hàm trên?

Răng sâu thường không phát triển liền một lúc mà chúng sẽ diễn ra từ từ. Nếu chú ý đến sức khỏe răng miệng bạn có thể dễ dàng nhận thấy và có cách điều trị kịp thời. Dưới đây là một số giai đoạn thường gặp của sâu răng hàm trên:

Giai đoạn sâu răng hàm trên?
Giai đoạn sâu răng hàm trên?

Giai đoạn 1: Sâu men răng

Sâu răng ở lớp men răng, chưa xâm nhập vào lớp biểu bì xung quanh răng. Tại giai đoạn này, bạn có thể không cảm nhận được đau nhức khó chịu nên nếu không quan sát thì rất khó nhận ra.

Một số biểu hiện của giai đoạn sâu men răng là men răng sẽ mất khoáng tạo thành các vùng tổn thương do vi khuẩn ăn mòn bề mặt răng. Khi đó trên răng sẽ xuất hiện các đốm màu sáng đục, sau đó dần chuyển sang màu vàng nâu hoặc đen dễ nhìn thấy. Khi ăn uống đồ quá nóng hoặc quá lạnh bạn sẽ có một cảm giác hơi ê nhẹ.

Giai đoạn 2: Sâu ngà răng

Giai đoạn này sâu răng tiến triển hơn, thâm nhập vào ngà răng và phá hủy các tổ chức ngà răng. Trên bề mặt răng xuất hiện ngày càng nhiều các lỗ sâu, lỗ hổng to ra. Ở giai đoạn này bạn sẽ thấy có những triệu chứng đau nhức rõ rệt hơn đặc biệt là khi ăn uống đồ nóng, lạnh hoặc khi thức ăn bị nhét vào lỗ sâu.

Giai đoạn 3: Viêm tủy răng

Khi răng bị mất đi 2 lớp bảo vệ bên ngoài là men răng và ngà răng, vi khuẩn sẽ tấn công vào trong tủy răng gây viêm tủy. Giai đoạn này lỗi sâu sẽ dần to hơn, thức ăn dễ nhồi nhét vào bên trong gây đau nhức liên tục với mức độ tăng dần. Khi răng bị viêm tủy bạn có thể nhận thấy răng có hiện tượng bị lung lay, viêm nướu, viêm xương hàm, nguy cơ mất răng cao nếu không được điều trị sớm.

Viêm tủy răng
Viêm tủy răng

Giai đoạn 4: Chết tủy

Khi răng bị viêm tủy, vi khuẩn sẽ lan rộng xuống phần chân răng gây tổn thương chân răng, xương ổ răng và các vùng xung quanh chóp răng dẫn tới áp xe răng, chết tủy cùng nhiều biến chứng nguy hiểm như sưng mặt, tiêu xương có nguy cơ làm mất răng hàng loạt. Khi răng bị chết tủy bạn sẽ không còn cảm thấy đau nhức gì và răng sẽ trở nên giòn hơn, dễ bị gãy vỡ nếu chịu lực tác động mạnh.

Để xác định giai đoạn của sâu răng và điều trị phù hợp, bạn cần thăm bác sĩ nha khoa. Việc can thiệp sớm giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng tiến triển và gây ra tổn thương nghiêm trọng đến răng và xương xung quanh.

Sâu răng hàm trên có nên nhổ không?

Việc nhổ răng sâu ở hàm trên tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của răng và sâu răng, cũng như lời khuyên từ bác sĩ nha khoa. Dưới đây là một số tình huống mà nhổ răng có thể được xem xét:

Sâu răng hàm trên có nên nhổ không?
Sâu răng hàm trên có nên nhổ không?

Trường hợp không cần nhổ

Khi thăm khám bác sĩ đánh giá răng sâu chưa mới ở những giai đoạn đầu bác sĩ sẽ không nhổ mà sẽ làm sạch hết các vùng răng bị sâu rồi hàn trám lại để kéo dài tuổi thọ của răng.

Hay khi răng bị sâu đến tủy răng ngà răng vẫn còn nguyên vẹn, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy để lấy đi hết những phần tủy bị viêm nhiễm. Sau đó sẽ sử dụng những vật liệu nha khoa để trám bít lại.

Răng không thể cứu chữa được

Trong một số trường hợp, sâu răng nặng gây tổn thương lớn đến răng, mô mềm và xương xung quanh. Trong trường hợp này, việc nhổ răng có thể là lựa chọn tốt nhất để ngăn chặn tổn thương tiếp tục và tránh nhiễm trùng lan ra.

Tuy nhiên sau khi nhổ bạn nên thực hiện các phương pháp khôi phục lại để không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai cũng như sức khỏe răng miệng về sau.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn an tâm hơn nếu không mọc răng khôn. Nếu cần tư vấn bạn hãy liên hệ 1900 3331 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết
Bình luận của bạn
jQuery(document).ready(function($) { document.addEventListener( 'wpcf7mailsent', function( event ) { alert( 'Yêu cầu của bạn đã được gửi thành công' ); } ); } );
Zalo
Gọi ngay
Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú