Quy trình làm răng giả tháo lắp diễn ra như thế nào? Làm răng giả tháo lắp có những loại nào? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng hàm giả tháo lắp? Cùng VIET SMILE theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về quy trình làm răng giả tháo lắp cũng như các thông tin liên quan về hàm giả tháo lắp bạn nhé!
Tìm hiểu về hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp thường được dùng trong các trường hợp bị mất răng và muốn cải thiện chức năng ăn nhai. Hàm giả tháo lắp sẽ được thiết kế tương tự răng thật, khít với lợi giúp bạn dễ dàng trong quá trình ăn nhai. Trong thời gian đầu, khi bạn dùng răng giả tháo lắp chưa quen có thể sẽ không thoải mái nhưng sau đó việc ăn uống sẽ thoải mái hơn.
Hàm giả tháo lắp có một số loại như:
- Hàm tháo lắp một phần
- Hàm tháo lắp đầy đủ cả hàm
- Hàm tháo lắp nhựa cứng
- Hàm tháo lắp nhựa dẻo
- Hàm tháo lắp trên trụ implant
Tùy vào tình trạng răng miệng của bạn mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị, loại hàm tháo lắp phù hợp nhất cho bạn.
Quy trình làm răng giả tháo lắp
Với sự phát triển của công nghệ hiện đại thì quy trình làm răng giả tháo lắp cũng không quá phức tạp và có độ chính xác cao. Cụ thể:
Bước 1: Thăm khám, kiểm tra
Bước đầu, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra tổng quát, cụ thể tình trạng răng miệng của bạn để đưa ra tư vấn phương án điều trị, loại hàm giả tháo lắp phù hợp với bạn nhất. Nếu phát hiện các bệnh lý răng miệng khác: sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, viêm tủy,… bác sĩ sẽ tiến hành điều trị trước khi làm răng giả.
Bước 2: Tiến hành lấy dấu hàm
Khi bạn đã lựa chọn loại hàm phù hợp, điều trị các bệnh lý răng miệng và ký hợp đồng. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm răng của bạn để thiết kế, chế tạo hàm giả tương thích với hàm răng, khuôn miệng của bạn, đảm bảo bạn thoải mái nhất khi sử dụng.
Bước 3: Làm sạch răng miệng trước khi lắp hàm giả
Sau khi đã có mẫu hàm giả tháo lắp, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch khoang miệng, đảm bảo vô khuẩn để tránh gây viêm nhiễm sau khi lắp hàm giả.
Bước 4: Lắp hàm giả tháo lắp
Bác sĩ tiến hành đeo thử và lắp hàm răng giả sau khi răng miệng của bạn đã được làm sạch. Cùng với đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách đeo, tháo và vệ sinh răng giả tháo lắp tại nhà.
Bước 5: Tái khám định kỳ
Nếu sau khi đeo bạn gặp tình trạng rộng, có vấn đề thì nên quay lại cơ thực hiện để kiểm tra, khắc phục sớm. Trường hợp hàm giả tháo lắp phù hợp với bạn thì 3-6 tháng bạn vẫn nên thăm khám để kiểm tra sức khỏe răng miệng, phát hiện, điều trị sớm các bệnh lý có thể xảy ra.
Một số lưu ý khi sử dụng hàm giả tháo lắp
Để đảm bảo sức khỏe khi đeo hàm giả tháo lắp bạn nên lưu ý một số điều sau đây:
- Nên tháo và rửa hàm tháo lắp thường xuyên, vệ sinh sạch sẽ sau khi ăn theo hướng dẫn của bác sĩ
- Khi dùng hàm giả tháo lắp bạn nên sử dụng thật cẩn thận, tránh làm cong, mất móc khi vệ sinh hàm giả
- Thăm khám bác sĩ định kỳ theo lịch hẹn
- Nếu cảm thấy hàm đeo bị lỏng, không vừa hay gặp vấn đề bạn nên liên hệ bác sĩ, thăm khám sớm nhất
- Tránh để hàm tháo lắp nhựa cứng và hàm tháo lắp nhựa dẻo tiếp xúc với nước nóng, nước sôi
- Tránh ăn thực phẩm quá cứng hay quá dẻo,…
Trong suốt giai đoạn đầu khi ăn uống bạn nên ăn nhai dần để làm quen hàm giả tháo lắp. Qua bài viết này, hy vọng bạn đã hiểu hơn về quy trình làm răng giả tháo lắp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì bạn có thể bình luận dưới bài viết hoặc liên hệ VIET SMILE qua hotline 1900 3331 để được hỗ trợ, giải đáp nhanh nhất nhé!