Nhổ răng cửa hàm trên có nguy hiểm không? Răng cửa đóng một vai trò vô cùng quan trọng trên cung hàm, chính bởi vậy việc nhổ răng cửa khiến nhiều người băn khoăn, lo lắng. Tuy nhiên, một số trường hợp răng cửa có vấn đề thì nhổ răng là chỉ định cần được thực hiện. Vậy Nhổ răng cửa hàm trên có nguy hiểm không? cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Nhổ răng cửa hàm trên có nguy hiểm không?
Nhổ răng cửa hàm trên có nguy hiểm không? phục thuộc phần lớn vào tay nghề cũng như công nghệ nhổ răng của nha khoa bạn lựa chọn.
Nếu được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn, trước khi thăm khám bác sĩ sẽ thăm khám, đánh giá tình trạng răng trước. Nếu có thể giữ lại được bác sĩ sẽ cố gắng thực hiện các biện pháp để giúp kéo dài tuổi thọ của răng.
Bởi việc loại bỏ răng thật và trồng răng giả thay thế chưa bao giờ là lựa chọn hàng đầu của các bác sĩ khi thực hiện bất kỳ một dịch vụ nha khoa nào. Nguyên tắc đầu tiên bất di bất dịch đó là “Bảo tồn răng tự nhiên tối đa nhất”.
Ngoài ra, nha khoa uy tín, máy móc hiện đại, phòng điều trị riêng biệt, vô trùng sẽ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho một ca nhổ răng cửa hàm trên.
Ngược lại, nếu bác sĩ thực hiện cho bạn chuyên môn chưa cao, không đánh giá trước khi nhổ thì có thể bạn sẽ mất thêm chi phí cho lần điều trị tiếp theo. Hoặc có thể gặp phải một số biến chứng sau nhổ nếu lựa chọn nha khoa chưa đảm bảo tốt yếu tố vô trùng.
Do vậy dù nhổ răng cửa hàm trên hay bất kì răng nào bạn cũng cần lựa chọn nha khoa uy tín, bác sĩ có chuyên môn cao để có một quá trình nhổ răng an toàn.
Nhổ răng cửa hàm trên có ảnh hưởng gì không?
Nhổ răng cửa hàm trên không phải là chỉ định được ưu tiên. Tuy nhiên, một số trường hợp bác sĩ bắt buộc cần phải nhổ đi để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Sau nhổ nếu không thực hiện các biện pháp khôi phục lại bạn có thể gặp phải một số vấn đề như:
Mất thẩm mỹ
Răng cửa là nhóm răng dễ bị lộ ra nhất khi nói chuyện và cười. Nếu răng cửa bị mất đi, trên cung hàm sẽ để lại một khoảng trống lớn. Do đó, việc nhổ bỏ răng cửa chắc chắn gây ảnh hưởng không nhỏ tới tính thẩm mỹ. Đây chính là nguyên nhân khiến cho nhiều người trở nên rụt rè, e ngại và mất tự tin khi giao tiếp.
Giảm khả năng ăn nhai
Răng cửa đóng vai trò cắn, xé thức ăn trước khi đưa vào trong miệng giúp quá trình nghiền nhỏ thức ăn trở nên đơn giản hơn. Khi răng cửa bị mất thức ăn không được cắt nhỏ, các răng khác sẽ phải họat động nhiều hơn. Sau thời gian, các răng đó có thể yếu dần đi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn nhai. Thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát.
Tiêu xương hàm
Xương hàm là bộ phận nâng đỡ và giúp răng đứng vững chắc và chúng chỉ có thể phát triển khi có lực tác động. Do vậy khi bị mất lực tác động ở vùng xương hàm đó bị mất đi, lâu ngày chúng sẽ bị suy giảm dần.
Tiêu xương hàm chính là tác nhân hàng đầu gây nên tình trạng tụt nướu. Khi đó sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khả năng ăn nhai và gây khó khăn cho quá trình điều trị sau này.
Sai khớp cắn
Các răng trên cung hàm có được ví như mỗi mắt xích, khi một răng mất đi sẽ làm cho vòng xích bị đứt đoạn. Khi đó các răng bên cạnh không sẽ mất đi sự liên kết, lâu dần chúng sẽ có xu hướng di chuyển về phía răng mất dẫn đến sai lệch khớp cắn, biến đổi cấu trúc khuôn mặt.
Do vậy sau khi bị mất răng cửa bạn nên thực hiện các biện pháp khôi phục lại để tránh gặp phải những tình trạng trên.
Trường hợp nào cần nhổ răng cửa hàm trên
Răng cửa hàm trên mặc dù ít tham gia nhiều vào việc nhai nghiền thức ăn, nhưng có vai trò quan trọng trọng việc cắt nhỏ thức ăn và thẩm mỹ nụ cười. Chính bởi vậy trước khi nhổ bác sĩ sẽ phải cân nhắc, nếu răng gặp vấn đề nhổ răng là chỉ định cuối cùng để đảm bảo an toàn, hạn chế biến chứng nguy hiểm xảy ra cho khách hàng.
Một số trường hợp dưới đây thì chỉ định nhổ bỏ răng cửa là vô cùng cần thiết:
Răng cửa là răng sữa cần can thiệp nhổ răng để giúp việc thay răng vĩnh viễn trở nên thuận lợi hơn.
Răng cửa bị sâu nặng, cấu trúc răng bị xâm lấn quá nhiều và khó có thể bảo tồn.
Tủy bị viêm nhiễm nặng, có nguy cơ lây lan rộng hoặc điều trị các biện pháp bảo tồn nhưng không hiệu quả
Chân răng lung lay, dễ có nguy cơ áp xe xương ổ răng
Người mắc các loại bệnh lý như viêm nha chu, viêm chân răng nặng, răng cửa đã bị lung lay mạnh
Va đập hoặc chấn thương mạnh dẫn đến gãy răng cửa
Tuy nhiên, để xác định chính xác việc có cần nhổ bỏ răng cửa hay không thì bạn cần đến nha khoa để bác sĩ có thể thăm khám và kiểm tra trực tiếp.
Trên đây là lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi Nhổ răng cửa hàm trên có nguy hiểm không? Mong rằng với chia sẻ đó sẽ giúp bạn có một quyết định đúng đắn nhất để không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.