Hàm tháo lắp trên implant là gì?

Hàm tháo lắp trên implant là phương pháp phục hình răng mất phổ biến nhằm lấy lại chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho hàm răng, nụ cười. Vậy hàm giả tháo lắp được định nghĩa như thế nào? Cùng VIET SMILE đi tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Hàm tháo lắp trên implant là gì?
Hàm tháo lắp trên implant là gì?

Hàm tháo lắp trên implant là gì?

Hàm giả tháo lắp là sự sự kết hợp giữa hàm giả tháo lắp và cấy ghép Implant. Để thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ cần cấy ít nhất là 2 trụ Implant vào xương hàm, giúp tạo điểm tựa cho hàm tháo lắp bên trên. Cả 2 sẽ được liên kết với nhau thông qua các khóa cài. Nhờ có trụ implant được cấy chắc chắn vào trong xương hàm nên đảm bảo được tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai hiệu quả.

Hàm tháo lắp trên implant gồm những loại nào?

Hàm giả tháo lắp trên implant gồm 2 loại chính là khóa cài bằng bi và khóa cài bằng thanh bar:

Khóa cài bằng bi

Hàm tháo lắp trên implant có dạng nền hàm phủ, được nâng đỡ bằng các khóa cài liên kết với trụ implant. Phổ biến nhất là hàm phủ bằng bi dạng nam châm hoặc locator. Theo đó, mỗi trụ implant đặt trong xương hàm được gắn với 1 khóa cài bi liên kết với một khóa cài khác trên hàm giả.

Hàm tháo lắp trên implant gồm những loại nào?
Hàm tháo lắp trên implant gồm những loại nào?

Khóa cài bằng thanh bar

Hàm tháo lắp trên implant khóa cài bằng thanh bar thường được sử dụng chủ yếu trong cấy ghép implant 4 và 6 trụ. Các trụ implant sẽ được gắn với một thanh nối kim loại, sau đó hàm được gắn vào một thanh và liên kết với hàm phủ có các khóa cài.

Hàm tháo lắp trên implant dùng cho trường hợp nào?

Hàm tháo lắp trên implant là sự lựa chọn tuyệt vời cho những người mất răng. Tuy nhiên, loại hàm này thường được khuyên sử dụng cho những trường hợp sau:

  • Người cao tuổi
  • Người bị mất răng lâu năm khiến xương hàm bị tiêu trầm trọng
  • Người không đủ sức khỏe cấy nhiều trụ implant
  • Người không thể tái sinh xương hoặc nâng xoang
  • Người mong muốn làm hàm giả tháo lắp Implant để tiết kiệm chi phí

Ưu, nhược điểm hàm tháo lắp trên implant

Mỗi loại hàm tháo lắp đều có những ưu, nhược điểm riêng và với hàm tháo lắp trên implant cũng vậy.

Ưu, nhược điểm hàm tháo lắp trên implant
Ưu, nhược điểm hàm tháo lắp trên implant

Ưu điểm hàm tháo lắp trên implant

Ăn nhai như răng thật

Với hàm tháo lắp truyền thống khi sử dụng lâu ngày có thể xảy ra tình trạng hàm lỏng lẻo gây cảm giác đau nhức, khó chịu khiến việc ăn uống gặp nhiều khó khăn. Với hàm tháo lắp trên implant, có trụ implant làm nâng đỡ nên có thể tránh được hiện tượng hàm bị xô lệch hay kích ứng nướu nhờ vậy bạn có thể ăn uống thoải mái.

Tính thẩm mỹ cao

Răng của hàm giả tháo lắp trên implant hầu như không bị mòn bởi lực nhai hay thức ăn có tính axit. Đồng thời, chúng có độ trắng sáng như răng thật nên tạo vẻ tự nhiên cho người sử dụng, người đối diện nhìn vào khó phát hiện ra được đó là răng giải.

Điều này giúp người sử dụng cảm thấy tự tin và thoải mái mỗi khi cười hay giao tiếp với mọi người xung quanh.

Tuổi thọ cao

Với những loại trụ implant và hàm tháo lắp chất lượng tuổi thọ của chúng có thể lên đến 20 năm, thậm chí lâu hơn nếu được chăm sóc đúng cách. Nhờ vậy mà người sử dụng có thể tiết kiệm được chi phí cho nhiều lần điều trị.

Chịu lực ăn nhai tốt

Do có trụ implant được cấy cố định trong xương hàm và có khả năng tương thích tốt với môi trường miệng giúp lực nhai ổn định.

Chi phí điều trị hợp lý

Chi phí hàm tháo lắp trên implant nhìn chung thấp hơn so với thực hiện trồng răng implant cố định đơn lẻ khi điều trị răng mất.

Nhược điểm hàm tháo lắp trên implant

Chi phí cao hơn so với với hàm tháo lắp truyền thống

Khi sử dụng hàm giả tháo lắp trên implant cần phải vệ sinh răng miệng cẩn thận để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn, cũng như mùi khó chịu trong khoang miệng.

Trung bình sau khoảng 3-5 năm, bạn cần quay lại phòng khám để kiểm tra định kỳ và thay thế phụ kiện. Ngoài ra, thời gian phục hình hàm giả tháo lắp implant cũng khá lâu.

Quy trình làm hàm tháo lắp trên implant

Quy trình làm hàm tháo lắp trên implant
Quy trình làm hàm tháo lắp trên implant

Thăm khám tổng quát

Đầu tiên bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát và chụp phim x-quang để đánh giá chính xác tình trạng răng miệng. Từ đó lên kế hoạch điều trị phù hợp với tình trạng răng miệng của mỗi khách hàng.

Đặt trụ Implant và gắn hàm tạm

Tùy theo phương án điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành cấy implant 2 – 6 trụ vào trong xương hàm để thay thế cho chân răng mất và tạo trụ nâng đỡ cho hàm tháo lắp lên phía trên. Trong thời gian chờ hàm tháo lắp trên implant, bác sĩ sẽ gắn hàm tạm để đảm bảo tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai.

Gắn hàm phủ

Sau khoảng 3 – 6 tháng, khi implant đã tích hợp vào xương hoàn toàn, bác sĩ sẽ lấy dấu để làm thanh bar. Sau đó bác sĩ sẽ gắn thử một hàm giả làm bằng sáp để kiểm tra khớp cắn, hình dạng và màu sắc của hàm. Khi đạt được độ chính xác bác sĩ sẽ gắn bi hoặc thanh bar lên đầu Implant để cố định hàm phủ vào vị trí để tạo sự vững chắc khi ăn nhai.

Nếu cần được tư vấn rõ hơn về các giải pháp điều trị mất răng toàn hàm hay hàm trên hoặc hàm dưới, hãy liên hệ ngay với nha khoa VIET SMILE theo Hotline 1900 3331 để các chuyên gia giải đáp tận tình nhất!

Bình luận của bạn
jQuery(document).ready(function($) { document.addEventListener( 'wpcf7mailsent', function( event ) { alert( 'Yêu cầu của bạn đã được gửi thành công' ); } ); } );
Zalo
Gọi ngay
Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú