Nâng xoang khi cấy ghép implant- Những điều cần biết

Nâng xoang khi cấy ghép implant là thủ thuật cần được tiến hành với những trường hợp xong xuống thấp không đủ điều kiện thực hiện cấy implant. Để hiểu về nâng xoang, những trường hợp cần nâng xoang và quy trình thực hiện thế nào, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé. 

Nâng xoang khi cấy ghép implant- Những điều cần biết
Nâng xoang khi cấy ghép implant- Những điều cần biết

Nâng xoang khi cấy ghép implant là gì?

Nâng xoang khi cấy implant là thủ thuật thường được thực hiện với những trường hợp mất răng lâu ngày khiến vùng xương hàm xung quanh bị tiêu đi làm cho xoang hàm thấp hơn. Nâng xoang khi cấy ghép implant sẽ giúp làm tăng thể tích xương nhằm đảm bảo đủ điều kiện để cấy implant.

Nâng xoang khi cấy ghép implant là gì?
Nâng xoang khi cấy ghép implant là gì?

Hiện nay có 2 kỹ thuật nâng xoang là nâng xoang kín và nâng xoang hở. 

Nâng xoang kín là kỹ thuật nâng xoang từ bên trong thông qua vị trí đặt trụ implant. Kỹ thuật này thường được thực hiện cùng với quá trình cấy implant và ít tổn thương mô mềm xung quanh nên hạn chế được sưng đau.

Nâng xoang hở là phương pháp nâng xoang thông qua vách ngăn ở khu vực nướu bên cạnh răng đã mất. 

Tùy vào từng trường hợp mất răng bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật nâng xoang phù hợp. 

Các trường hợp cần nâng xoang khi cấy ghép implant

Các trường hợp cần nâng xoang khi cấy ghép implant
Các trường hợp cần nâng xoang khi cấy ghép implant

Những trường hợp sau bác sĩ sẽ cần nâng xong khi cấy implant:

  • Xương hàm bị tiêu nặng làm cho xương hàm quá mỏng không đủ điều kiện để giữ cho trụ implant ổn định
  • Xương hàm trên chưa bị tiêu quá nhiều nhưng thiếu khối lượng xương.
  • Người bị mất răng hàm trên quá lâu khiến xoang hàm tạo áp lực đến xương hàm trên, dẫn đến xương hàm trên bị tiêu, không đủ điều kiện trồng răng Implant.

Quy trình niềng xoang khi cấy ghép implant

Quy trình nâng xoang khi cấy ghép implant cần được thực hiện theo quy trình các bước chuẩn y khoa gồm:

Bước 1: Thăm khám – Chụp phim và lên phương án điều trị

Đây là bước đầu tiên và cũng là bước cần thiết để đánh giá xem tình trạng răng mất và xương hàm tại vị trí đó như thế nào. Sau đó sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với mỗi trường hợp răng mất của khách hàng.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng và gây tê

Trước tiên nha sĩ sẽ vệ sinh răng miệng để loại bỏ những tác nhân có thể thâm nhập vào vết thương gây nhiễm trùng. Tiếp đến là gây tê tại vị trí cấy nâng xoang và cấy implant để bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu trong thời gian bác sĩ thực hiện.

Quy trình niềng xoang khi cấy ghép implant
Quy trình niềng xoang khi cấy ghép implant

Bước 3: Nâng xoang

Nha sĩ sẽ sử dụng những dụng cụ chuyên dụng để mở nướu, tách niêm mạc xương và nâng xoang hàm lên cao. Sau đó sẽ ghép xương nhân tạo vào vùng dưới của màng xong cho đến khi đủ khối lượng xương để tiến hành hành cấy ghép implant. 

Bước 4: Cấy ghép implant

Với những trường hợp nâng xoang hở bác sĩ sẽ thực hiện cấy implant sau khi vết thương đã lành. Còn với nâng xoang kín bác sĩ sẽ thực hiện cấy implant luôn. Sau đó sẽ khâu lại vết thương bằng chỉ nha khoa.

Bước 5: Chụp phim kiểm tra

Sau khi nâng xoang và cấy implant xong bác sĩ sẽ chụp lại phim để kiểm tra lại đảm bảo quá trình thực hiện đạt kết quả tốt nhất.

Những lưu ý khi nâng xoang 

Nâng xoang là một thủ thuật nha khoa nhằm mục đích tăng chiều cao xương hàm trên để đủ điều kiện cấy ghép implant. Nâng xoang là một kĩ thuật khó nên cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi nâng xoang:

Lựa chọn bác sĩ nha khoa có chuyên môn và kinh nghiệm. Phòng khám phải được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại và đảm bảo vệ sinh.

Tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về vệ sinh miệng và cách dùng thuốc kháng sinh, giảm đau.

Tránh các hoạt động mạnh, không nên sử dụng ống hút; không khạc nhổ.

Ăn thực phẩm mềm, tránh thực phẩm cứng và nóng trong những ngày đầu sau phẫu thuật.

Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra quá trình hồi phục. Báo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như sưng đau quá mức, chảy máu kéo dài.

Nâng xoang khi cấy implant có đau không?

Nâng xoang khi cấy implant có đau không?
Nâng xoang khi cấy implant có đau không?

Có đau không là những câu hỏi mà hầu hết khách hàng nào cũng đặt lo lắng khi thực hiện nâng xoang và cấy implant. Thực tế nâng xoang khi cấy implant có thể gây ra một mức độ đau nhất định. Nhưng với kỹ thuật hiện đại cùng với việc gây tê trước khi thực hiện việc nâng xoang khi cấy ghép implant của bạn hoàn toàn không gây đau nhức. 

Sau khi thuốc tê hết tác dụng mức độ đau và phản ứng với đau có thể khác nhau giữa các khách hàng. Một số người có thể chỉ cảm thấy khó chịu nhẹ, trong khi những người khác có thể trải qua cảm giác đau nhiều hơn.

Để kiểm soát cảm giác đau bạn hãy sử dụng thuốc giảm đau bác sĩ kê cùng với thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng. Chườm đá lên má khu vực nâng xoang cấy ghép implant để giúp giảm sưng và đau.

Qua những chia sẻ trên chắc hẳn bạn cũng đã hiểu hơn về việc nâng xoang khi cấy ghép implant. Để biết được tình trạng mất răng của mình thế nào và có cần nâng xoang khi cấy ghép implant hay không, hãy đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và tư vấn phương án điều trị nhé. 

Bình luận của bạn
jQuery(document).ready(function($) { document.addEventListener( 'wpcf7mailsent', function( event ) { alert( 'Yêu cầu của bạn đã được gửi thành công' ); } ); } );
Zalo
Gọi ngay
Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú