Răng số 6 hàm trên bị sâu có nên nhổ không? là câu hỏi nha khoa VIET SMILE nhận được rất nhiều từ phía khách hàng. Để giải đáp cho khách hàng, nha khoa VIET SMILE gửi đến bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu để có những thông tin chi tiết về Răng số 6 hàm trên bị sâu có nên nhổ không? bạn nhé.
Răng số 6 hàm trên bị sâu do đâu?
Răng số 6 là răng cấm và đảm nhiệm chức năng ăn nhai chính. Nhưng răng số 6 lại có nguy cơ mắc bệnh lý sâu răng cao hơn so với các răng khác. Vậy nguyên nhân do đâu khiến răng số 6 bị sâu?
Vệ sinh răng miệng: Vệ sinh răng miệng là cách duy nhất giúp đẩy lùi những bệnh lý răng miệng. Vậy nên nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ làm cho thức ăn tích tụ thành mảng bám dẫn tới sâu răng.
Chế độ ăn uống không hợp lý: Việc ăn uống thực phẩm nhiều đường và uống đồ uống ngọt, đồ uống có gas đặc biệt vào ban đêm có thể làm tăng cường vi khuẩn gây sâu răng.
Môi trường pH trong miệng không cân bằng do thiếu nước, tác dụng phụ của thuốc hoặc do thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ,… Từ đó làm cho vi khuẩn có hại trong miệng phát triển mạnh gây sâu răng.
Do vi khuẩn từ những bệnh lý viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng hoặc viêm tủy răng của các răng kế cận lây lan sang răng số 6 hàm trên làm chúng bị sâu.
Ngoài ra, nếu người bị bệnh trào ngược dạ dày cũng có thể làm cho men răng bị mài mòn, vi khuẩn dễ tấn công vào các tổ chức của răng gây sâu răng.
Để ngăn chặn sâu răng số 6 hàm trên và cá răng khác, quan trọng nhất là cần vệ sinh răng miệng tốt, chải răng đúng cách ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa và hạn chế tiếp xúc với thức ăn có đường. Thăm nha sĩ định kỳ để kiểm tra và làm sạch răng cũng rất quan trọng để ngăn ngừa sâu răng và các vấn đề răng miệng khác.
Răng số 6 hàm trên bị sâu có nên nhổ không?
Mỗi một chiếc răng đều có vai trò quan trọng, với răng số 6 cũng vậy. Nên khi răng số 6 bị sâu bác sĩ sẽ cần thăm khám kỹ càng để có quyết định đúng đắn nhất.
Với những răng số 6 bị sâu răng nhẹ thì không nhất thiết phải nhổ. Với trường hợp này bác sĩ có thể áp dụng bằng biện pháp trám răng để khôi phục lại hình dáng, chức năng ăn nhai của răng, đồng thời giúp kéo dài tuổi thọ của răng.
Nhưng với một số trường hợp trám răng không mang lại hiệu quả mà để lâu còn gây nguy hiểm cho răng miệng thì buộc bác sĩ phải chỉ định nhổ đi. Trường hợp nên nhổ như:
Răng số 6 hàm trên bị sâu nặng
Với những răng số 6 hàm trên bị sâu nặng, mô răng thật mất gần như hoàn toàn thì cần nhổ răng để tránh vi khuẩn lây lan sang các răng kế cận.
Răng bị tổn thương nghiêm trọng
Nếu răng số 6 hàm trên bị tổn thương nghiêm trọng do va đập hoặc gãy mà không thể được sửa chữa bằng cách khác, nhổ răng là phương án cuối cùng để ngăn chặn sự đau đớn và vấn đề khác có thể xảy ra.
Răng bị viêm tủy
Khi răng bị viêm tủy nặng không thể chữa tủy bác sĩ sẽ tư vấn bạn nên nhổ. Bởi nếu để lâu vi khuẩn sẽ lan xuống cùng chóp chân răng tạo thành những ổ viêm, áp xe răng, nang chân răng gây ảnh hưởng đến xương hàm.
Viêm nha chu mức độ nặng
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng viêm nha chu cấp độ nghiêm trọng, chân răng không còn bám vững vào lợi nữa, tiêu xương nhiều khiến răng bị lung lay thì việc phải nhổ răng số 6 hàm trên là điều không thể tránh khỏi.
Do vậy với những trường hợp bác sĩ chỉ định nên nhổ, bạn nên đồng ý để ngăn chặn nhiều biến chứng nguy hiểm cho răng miệng.
Phương pháp khôi phục răng số 6 bị mất
Răng số 6 sau khi nhổ bạn nên thực hiện các biện pháp khôi phục lại để không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và tránh tiêu xương, tụt lợi gây khó khăn cho việc điều trị sau này. Một số phương pháp khôi phục răng mất bạn bạn có thể tham khảo.
Làm cầu răng sứ
Cầu răng sứ hay còn gọi là phương pháp bắc cầu răng, đây là phương pháp được nhiều người sử dụng để khôi phục lại răng mất với đặc tính thời gian phục hồi nhanh và chi phí thấp.
Với làm cầu răng sứ bác sĩ sẽ cần mài 2 răng kế cận là răng 5 và răng 7 để làm trụ nâng đỡ cầu răng sứ. Sau khi mài bác sĩ sẽ lấy dấu răng để làm cầu 3 răng sứ. Sau khoảng 3 – 5 ngày bác sĩ sẽ lắp cầu răng sứ cố định để hoàn thành quá trình khôi phục răng mất.
Tuy nhiên nhược điểm của cầu răng sứ là răng số 5 và răng số 7 phải đủ khỏe để làm trụ nâng đỡ thì mới thực hiện được. Ngoài ra, cầu răng sứ không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm.
Trồng răng implant
Đây là phương pháp khôi phục răng mất hiệu quả nhất hiện nay, có thể khắc phục được những nhược điểm của làm cầu răng sứ.
Khi trồng răng implant bác sĩ sẽ cấy 1 trụ bằng titanium vào trong xương hàm để thay thế cho chân răng mất. Sau khoảng 3 – 5 tháng khi trụ đã ổn định trong xương hàm bác sĩ sẽ lắp răng sứ lên trên để hoàn thiện một chiếc răng implant hoàn chỉnh.
Một số ưu điểm của trồng răng implant như:
- Ngăn chặn tiêu xương hàm
- Không xâm lấn đến các răng kế cận
- Tính thẩm mỹ cao
- Tuổi thọ cao
- Phù hợp với nhiều đối tượng mất răng
Tuy nhiên, trồng răng implant thời gian chờ đợi lâu hơn và chi phí cao hơn làm cầu răng sứ.
Niềng kéo răng
Với kỹ thuật chỉnh nha hiện đại ngày nay, mất răng số 6 hàm trên có thể thực hiện được bằng phương pháp niềng răng nếu có răng số 8 để kéo răng thay thế. Với phương pháp này bạn sẽ có một hàm răng khỏe mạnh hoàn toàn bằng răng thật và vừa có một khớp cắn tốt, nụ cười tự tin sau niềng.
Những trường hợp đủ điều kiện niềng kéo răng, bác sĩ sẽ gắn mắc cài 2 hàm để giúp kéo răng 7, 8 thay thế răng mất. Đồng thời, điều chỉnh các răng khác về đúng vị trí để có một khớp cắn chuẩn, ăn nhai tốt.
Trên đây là những thông tin chi tiết về Răng số 6 hàm trên bị sâu có nên nhổ không? và những phương pháp khôi phục răng mất. Nếu cần tư vấn hay giải đáp những thắc mắc khác bạn hãy liên hệ 1900 3331 để được hỗ trợ nhanh nhất.