Viêm nha chu là bệnh lý răng miệng khá phổ biến hiện nay, nhưng nhiều người chưa biết cách nhận biết và hiểu những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh lý mang lại, lâu ngày dẫn đến hệ lụy mất răng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bạn cùng với nha khoa VIET SMILE đi tìm hiểu về viêm nha chu và cách điều trị trong bài viết dưới đây nhé.
Nha chu là gì?
Nha chu là một tổ chức xung quanh răng, có chức năng giữ răng vững chắc trên cung hàm. Nha chu gồm có những bộ phận như nướu, xương ổ răng, dây chằng, men răng.
Mỗi bộ phận đều có một vai trò riêng: Nướu ôm sát chân răng răng có nhiệm vụ bảo vệ các mô mềm nhạy cảm phía dưới, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào bên trong gây bệnh, giúp răng luôn chắc khỏe.
Viêm nha chu là gì?
Viêm nha chu là bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng ảnh hưởng đến men răng và mô mềm. Bệnh có thể tiến triển nặng hơn khiến nướu không còn khả năng bám vào chân răng, tạo ra khe hở. Từ đó, vi khuẩn sẽ phát triển, tấn công làm phá hủy xương ổ răng, hình thành các túi mủ màu trắng gây hôi miệng, đau nhức khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tủy răng, mất răng và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Hình ảnh viêm nha chu
Nhắc đến viêm nha chu chắc hẳn nhiều người vẫn chưa hình dung ra chúng sẽ như thế nào. Dưới đây là một số hình ảnh giúp bạn nhận biết viêm nha chu dễ dàng.
Hình ảnh và đấu hiệu nhận biết viêm nha chu
Ảnh hưởng của viêm nha chu
Viêm nha chu là bệnh lý răng miệng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng và cuộc sống hằng ngày:
- Gây đau nhức khó chịu, nhạy cảm khi ăn đồ nóng, lạnh, chất lượng cuộc sống giảm sút.
- Viêm nha chu khiến miệng có mùi hôi khó chịu, khi giao tiếp người đối diện cảm thấy không thoải mái, làm bạn bị tự ti khi giao tiếp.
- Bị viêm nha chu lợi không còn bám chắc vào chân răng mà có hiện tượng bị tụt về phía sau, khi đó chân răng có giác dài hơn, gây mất thẩm mỹ.
- Viêm nha chu còn làm cho răng bị lung lay, ảnh hưởng đến việc ăn nhai hằng ngày. Khi đó thức ăn khó được nghiền nát, hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn, lâu ngày có thể gây ra bệnh đau dạ dày và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
- Mất răng là một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của bệnh nha chu. Vậy nên việc tìm ra phương pháp khắc phục bệnh lý này là điều vô cùng quan trọng.
Viêm nha chu có chữa được không?
Nhiều khách hàng lo lắng viêm nha chu có chữa được không? Bác sĩ nha khoa VIET SMILE cho biết, viêm nha chu hoàn toàn có thể điều trị được.
Chữa viêm nha chu là quá trình loại bỏ những ổ viêm nhiễm, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Trong trường hợp cần thiết bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp tái tạo lại mô nướu, xương hàm trả lại cho bạn hàm răng khỏe mạnh ăn nhai tốt.
Tuy nhiên, bạn nên tới nha khoa thăm khám và điều trị sớm để quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, không tốn thời gian và chi phí.
Chữa viêm nha chu bằng cách nào?
Chữa viêm nha chu bằng lấy cao răng
Cao răng là do những mảnh vụn thức ăn thừa tích tụ lâu ngày trên răng. Bên trong cao răng có chứa hàng ngàn vi khuẩn gây hại gây ra nhiều bệnh lý răng miệng, viêm nha chu là một trong số những bệnh lý đó. Để điều trị viêm nha chu bác sĩ sẽ cần loại bỏ những mảng bám cao răng, giúp phá hủy môi trường sống của vi khuẩn. Tuy nhiên, lấy cao răng chỉ phù hợp với tình trạng bệnh lý nhẹ.
Mài nhẵn mặt răng
Phương pháp này được thực hiện với mục đích làm cho bề mặt răng nhẵn, vi khuẩn và thức ăn thừa không có điểm bám vào, ngăn chặn bệnh lý tiến triển nặng hơn. Đồng thời, còn hỗ trợ quá trình chữa lành các vết thương.
Chưa bằng thuốc kháng sinh và thuốc dân gian
Nếu bị viêm nha chu ở giai đoạn mới chớm, chưa hình thành túi mủ các ổ viêm nhiễm lớn, bạn có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc những bài thuốc dân gian.
Một số loại thuốc chữa viêm nha chu như gel bôi Metrogyl Denta, Emofluor Gel, Dentosmin P, PerioKin,… Những loại thuốc bôi này đều có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây viêm nướu, viêm nha chu rất hiệu quả. Thuốc còn cung cấp các chất cần thiết giúp hỗ trợ phục hồi các tổn thương trên răng, nướu do các bệnh lý về răng miệng gây ra. Đặc biệt, hầu hết những loại thuốc bôi đều có dạng gel, dễ dàng thẩm thấu sâu vào bên trong vết thương giúp giảm đau, sưng, viêm nhanh chóng.
Ngoài các loại thuốc bôi bạn có thể sử dụng thuốc uống kháng sinh để giúp tiêu diệt và làm giảm sự phát triển của vi khuẩn, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm sang các vùng khác. Lưu ý, những loại thuốc tây không phù hợp với một số bạn dị ứng với các thành phần của thuốc, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú,… nên bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu bạn chưa thể đến nha khoa thì có thể áp dụng một số loại thuốc dân gian như:
Sử dụng nước muối ấm: Nước muối có khả năng sát khuẩn, kháng viêm rất tốt nên được áp dụng để điều trị bệnh viêm nha chu. Khi thực hiện bạn chỉ cần pha một chút muối vào nước ấm thật loãng. Sau đó dùng để súc miệng khoảng 3 – 4 lần/ ngày, giúp rửa sạch vết thương ngăn chặn viêm nhiễm lan rộng. Thực hiện cách này sau mỗi bữa ăn hoặc khi cảm thấy đau nhức khó chịu những triệu chứng do viêm nha chu gây ra sẽ giảm dần.
Sử dụng nước cốt chanh và muối: Chanh và muối kết hợp với nhau sẽ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, giúp chữa lành vết thương tự nhiên. Điều trị viêm nha chu bạn lấy khoảng 1 – 2 thìa nước cốt chanh và một chút muốn trộn vào với nhau, sau đó dùng tăm bông chấm lên vùng lợi bị viêm. Ngậm hỗn hợp chanh muối trong khoảng 5 – 7 phút thì nhổ bỏ và súc miệng thật sạch với nước. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng với vết thương bị hở sẽ khiến bạn bị đau rát và chỉ nên sử dụng 2 lần/ tuần vì chanh có chứa axit sẽ làm mòn men răng.
Điều trị bằng cây lược vàng: Lược vàng được mệnh danh là bài thuốc chữa viêm nha chu hiệu quả và được nhiều người sử dụng. Khi bị điều trị viêm nha chu bạn lấy lá lược vàng già, rửa sạch, cắt thành sợi và đen phơi khô. Sau đó, dùng lá lược vàng khô ngâm với rượt trắng trong khoảng 20 ngày. Rượu sau khi ngâm bạn dùng để ngậm hoặc súc miệng hằng ngày để giúp giảm đau, sưng do viêm nha chu gây ra. Sau vài ngày sử dụng bạn sẽ thấy tình trạng viêm nhiễm sẽ giảm đi, lưu ý không dùng rượu ngâm lược vàng để uống.
Đọc thêm: 5 cách chữa viêm nha chu răng tại nhà đơn giản, hiệu quả
Tuy nhiên, với những bài thuốc dân gian chỉ áp dụng cho bệnh lý viêm nha chu nhẹ chưa ảnh hưởng lớn đến răng miệng. Bạn cũng nên đến nha khoa sớm để được bác sĩ thăm khám và điều trị sớm nhất.
Phẫu thuật giảm túi nha chu
Khi bệnh nha chu tiến triển nặng hơn, trên nướu hình thành các túi mủ màu trắng gây đau nhức, chảy mủ có thể làm cho bệnh lan rộng hơn. Khi đó bác sĩ sẽ thực hiện rạch một đường nhỏ dưới để làm lộ chân răng. Tiếp đến bác sĩ sẽ thực hiện lấy cao răng và làm láng bề mặt răng để loại bỏ vi khuẩn, giúp bệnh nha chu nhanh chóng lành lại.
Ghép mô nướu
Viêm nha chu tiến triển nặng hơn nướu bị tụt về phía sau làm cho chân răng bị lộ ra, dễ chịu tác động từ môi trường bên ngoài. Với trường hợp này bác sĩ cần thực hiện biện pháp ghép mô nướu để tái tạo lại phần nướu đã mất để bảo vệ răng luôn khỏe mạnh. Để bù đắp lại phần nướu bị tụt bác sĩ sẽ lấy một lượng mô thích hợp ở vòm họng hoặc các vùng da khác để ghép vào phần lợi đã mất. Sau khi thực hiện những phần tổn thương sẽ dần được phục hồi, chân răng được bảo vệ và cải thiện thẩm mỹ.
Nhổ răng – Cấy implant
Với những trường hợp viêm nha chu nặng, răng bị tổn thương không thể giữ lại được bác sĩ buộc phải nhổ bỏ để tránh ảnh hưởng đến răng kế cận và răng toàn hàm. Sau nhổ bác sĩ khuyên bạn nên thực hiện các biện pháp khôi phục lại răng mất để củng cố lại chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và tránh tình trạng tiêu xương.
Cấy implant là phương pháp bác sĩ khuyên dùng bởi những ưu điểm vượt trội: Mất răng nào cấy răng đấy, không xâm lấn đến răng kế cận; Khả năng ăn nhai trọn đời; Thẩm mỹ cao và hạn chế tối đa tiêu xương răng.
Tìm hiểu thêm về: Điều trị bệnh nha chu tại các cơ sở nha khoa như thế nào?
Trên đây là những kiến thức về viêm nha chu và những phương pháp điều trị mà nha khoa VIET SMILE gửi đến quý bạn đọc. Nếu còn thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Hotline 1900 3331 để được tư vấn nhé.
Chia sẻ của bác sĩ VIET SMILE về bệnh lý viêm nha chu