Trám răng composite có bền không? 5 trường hợp nên trám răng composite

Trám răng composite được sử dụng rất phổ biến trong nền nha khoa hiện đại, vậy vật liệu là có tốt không, thời gian sử dụng bao lâu? trám răng composite hết bao nhiêu tiền? Theo dõi bài viết dưới đây của Nha khoa Việt Smile để có câu trả lời ngay bạn nhé.

Trám răng composite
Trám răng composite là gì, có bền không?

Trám răng composite là gì?

Trám răng composite còn gọi là nhựa tổng hợp được dùng trong nha khoa. Chúng được tạo ra từ một số các nguyên liệu đặc biệt như nhựa bisphenol A-glycidyl methacrylate (BISGMA), urethane dimethacrylate (UDMA), Semi-crystalline polyceram (PEX) và silica. Vật liệu trám răng composite thường có màu trắng tương tự như răng và chúng không phản ứng với nước bọt nên an toàn tuyệt đối với răng miệng của chúng ta.

Ngày nay, trám răng composite là một vật liệu tổng hợp được dùng trong nha khoa để hàn trám, bịt kín các vị trí răng bị mẻ, vỡ, mòn cổ nhằm bảo vệ các mô răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn.

Để có thể thực hiện được kỹ thuật trám răng composite, các nha sĩ sẽ cần tạo hình miếng trám cho phù hợp với vị trí răng bị tổn thương. Sau đó lấy một lượng composite phù hợp phủ lên trên bề mặt và chỉnh sửa lại. Tiếp đến bác sĩ sử dụng đèn chiếu để làm cứng vết trám.

Trám răng composite
Trám răng composite cho răng sâu

Vật liệu trám răng composite có tác dụng gì?

Vật liệu trám răng composite có chức năng làm lớp áo bên ngoài giúp cải thiện được tính thẩm mỹ cũng như ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây những tổn thương cho răng trên diện rộng, phục hồi các răng bị mẻ, răng bị sâu, răng thiếu men, răng mòn cổ…

Vật liệu trám răng composite là vật liệu an toàn được sử dụng trong nha khoa, hoàn toàn không chứa thủy ngân, do vậy đảm bạn có thể an tâm khi lựa chọn để hàn trám răng. Hơn nữa, nếu phần miếng trám răng bị bung tuột sau thời gian sử dụng lâu dài thì bác sĩ cũng có thể dễ dàng sửa chữa, trám bù thêm phần hư tổn đó, không nhất thiết phải thực hiện gỡ bỏ toàn bộ miếng trám để trám lại từ đầu.

Vật liệu trám răng composite có màu trắng tự nhiên khá giống màu men răng thật vì vậy nếu nhìn qua rất khó để phát hiện đâu là răng đã được trám. Do đó, trám răng composite rất phù hợp để phục hình các răng cửa, răng nanh, các răng tại vùng thẩm mỹ.

Vật liệu trám răng composite được ứng dụng phổ biến trong nha khoa không chỉ bởi tính thẩm mỹ mà còn nhờ khả năng bám dính trực tiếp lên thân răng. Khi thực hiện trám răng sứt, mẻ sẽ không cần mài thêm men răng, các phần răng bị hư tổn thì sẽ được bù đắp lại giúp khôi phục hình thể răng toàn diện, đảm bảo chức năng ăn nhai của răng.

Tuy nhiên, trước khi dùng vật liệu trám răng composite, bạn nên đến bác sĩ để thăm khám và được đưa ra những giải pháp phù hợp với tình trạng răng của mình.

Trám răng composite bao nhiêu tiền?

Thông thường chi phí để trám răng composite cho một chiếc răng sẽ dao động từ vài trăm cho đến vài triệu đồng. Và mỗi trường hợp sẽ có mức chi phí cụ thể khác nhau, điều này còn phụ thuộc vào mức độ hư tổn của mỗi chiếc răng cũng như số lượng răng cần trám.

Trám răng composite bao nhiêu tiền
Trám răng composite bao nhiêu tiền là băn khoăn của nhiều người

Để biết mức chi phí cụ thể bạn nên đến trực tiếp tại nha khoa để được bác sĩ thăm khám, tư vấn chi tiết nhất có thể.

Hiện nay, Việt Smile là nha khoa uy tín cung cấp đa dạng các dịch vụ từ tổng quát đến chuyên sâu, theo đó giá hàn trám răng composite tại đây cũng được khách hàng đánh giá là hợp lý với hầu hết khách hàng.

Bạn có thể tham khảo bảng giá trám răng composite niêm yết tại Việt Smile

Dịch vụ hàn/ trám răngGiá niêm yết/răng
Hàn răng sữa200.000 VNĐ
Hàn răng vĩnh viễn300.000 - 500.000 VNĐ
Hàn răng thẩm mỹ500.000 VNĐ

Quý khách hàng liên hệ với Trung tâm để nhận thông tin ưu đãi chi tiết mới nhất.

Trám răng composite được bao lâu?

Theo nhiều nghiên cứu thực tế, nếu được chăm sóc đúng cách tuổi thọ trung bình khi trám răng composite duy trì được khoảng từ 3 – 7 năm.

Trám răng composite được bao lâu?
Trám răng composite được bao lâu?

Tuy nhiên, trám răng composite được bao lâu sẽ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Cơ sở nha khoa bạn trám răng composite: Bạn phải lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín có đầy đủ đội ngũ các nha sĩ có tay nghề giỏi và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa sẽ giúp được dùng vật liệu trám răng tiêu chuẩn, quá trình trám răng đạt độ chính xác cao. Mang đến cho bạn một miếng trám composite chất lượng và sử dụng được lâu bền.
  • Tuân thủ chế độ ăn uống và cách vệ sinh răng miệng hợp lý: Miếng trám răng composite có thể sẽ bị chuyển màu khi bạn dùng thường xuyên các đồ ăn thức uống có màu như café, nghệ,…hoặc miếng bong tróc trong quá trình bạn ăn uống, cắn xé đồ cứng, nhai đá, sử dụng răng để xé bao bì, cạy mở nắp chai…

Khi trám răng composite bạn nên chọn cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ chuyên sâu, dày dặn kinh nghiệm để quy trình thực hiện đảm bảo an toàn, để miếng trám sử dụng được bền lâu.

5 trường hợp nên trám răng composite

Các trường hợp chỉ định trám răng – hàn răng đó là: răng sâu, răng sứt mẻ, răng bị mòn men, mòn cổ răng, răng thưa, răng hàm bị vỡ (mức độ vừa). Mời bạn theo dõi chi tiết 5 trường hợp bác sĩ Việt Smile khuyến cáo nên thực hiện trám răng composite tại nội dung dưới đây.

1. Trám răng composite cho răng sâu

Sâu răng là quá trình các mô cứng của răng như men răng, ngà răng và tủy răng bị phá hủy. Khi răng bị sâu sẽ xuất hiện các đốm màu trắng đục, vế đen li ti hoặc nâu trên bề mặt của răng, thậm chí là các lỗ hổng ở răng do cách vệ sinh răng miệng chưa tốt. Răng sâu có thể xảy ra ở bất cứ răng nào, thường gặp nhiều hơn ở các răng hàm do chúng nằm ở vị trí phía trong nên rất khó vệ sinh.

Sâu răng mới chớm trên bề mặt hoặc xuất hiện lỗ thủng nhỏ bạn nên sẽ thực hiện hàn trám răng composite sớm để bịt kín lỗ sâu. Từ đó răng được tái tạo hình dáng như trước và răng chắc khỏe, đảm bảo việc ăn nhai như bình thường.

Trám răng sâu bằng composite
Trám răng sâu bằng composite

2. Trám răng composite cho răng hàm bị vỡ

Nếu răng hàm sâu vỡ mức độ nhẹ, vẫn còn đầy đủ chân răng khỏe mạnh thì bạn có thể trám răng để tái tạo lại hình dáng răng. Bác sĩ sẽ dùng vật liệu trám răng chuyên dụng bằng composite để trám kín vị trí răng bị mẻ, vỡ nhằm bảo vệ các mô răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn.

3. Trám răng composite khi răng sứt mẻ

Răng có thể bị tổn thương, sứt mẻ khi bạn gặp chấn thương, va đạp hoặc do thói quen ăn nhai đồ cứng…Nếu răng bạn gặp vấn đề về răng sứt mẻ, bạn không nên chủ quan mà nên đi khám nha khoa càng sớm càng tốt. Đến gặp bác sĩ để được thăm khám, thực hiện hàn trám răng composite giúp bảo vệ mô răng thật 1 cách tối ưu nhất, bảo vệ ngà răng và tủy răng.

Trám răng composite cho răng mẻ
Trám răng composite cho răng mẻ

4. Trám răng composite răng thưa

Với trường hợp răng thưa hở kẽ dưới 2mm thì bạn hoàn toàn có thể phục hình răng của mình bằng phương pháp hàn răng – trám răng composite. Vật liệu trám này hoàn toàn có thể giúp bạn đóng kín khe thưa, cười tự tin hơn. Trám răng thưa vừa giúp bạn khôi phục tính thẩm mỹ cho nụ cười vừa giúp bạn tiết kiệm chi phí.

5. Trám răng composite cho răng bị mòn

Nếu như bạn thường xuyên chải răng theo chiều ngang, dùng bàn chải cứng, dùng lực quá mạnh hoặc bạn có thói quen nghiến răng thì răng của bạn sẽ bị mòn dần đi, gây hở cổ chân răng. Trường hợp răng bị mòn là các răng cửa sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ khá nhiều. Đặc biệt mòn răng có thể khiến răng bạn trở nên nhạy cảm, bị ê buốt khi ăn các loại đồ ăn uống nóng, lạnh.

Lúc này, bác sĩ nha khoa khuyên bạn nên thực hiện trám răng composite tránh cổ răng bị mòn thêm, hư tổn quá nặng vào tủy răng, có thể gây mất răng.

Trám răng composite cho răng bị mòn
Trám răng composite cho răng bị mòn

Thông qua bài viết, chúng tôi đã giới thiệu đến những vấn đề liên quan về trám răng composite. Hi vọng bạn đã có những thông tin hữu ích.

Nếu có bất cứ thắc mắc gì bạn hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3331 để được bác sĩ Việt Smile hỗ trợ nhanh nhất, hoàn toàn miễn phí.

Những trường hợp nào cần hàn răng?

Đánh giá bài viết
Bình luận của bạn

Zalo
Gọi ngay
Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú