Răng bị nứt có trám được không? là câu hỏi mà nhiều người băn khoăn khi thấy răng của mình xuất hiện vết nứt. Để biết răng bị nứt do đâu và có trám được không, mời bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Nguyên nhân khiến răng bị nứt
Răng bị nứt là trên thân răng xuất hiện những vết nứt ngang hoặc dọc gây đau nhức, ê buốt khi ăn uống. Những vết nứt ngày bạn có thể nhìn thấy hoàn toàn bằng mắt thường khiến cho thẩm mỹ khi cười bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân do đâu khiến răng bị nứt?
Do những thói quen xấu
Những thói quen xấu như dùng răng để mở đồ vật hoặc nhai cắn đồ quá cứng hoặc ăn uống đồ quá nóng, quá lạnh hoặc thói quen nghiến răng khi ngủ,… làm cho răng bị kích thích mạnh, lâu dần sẽ yếu đi làm cho chúng bị nứt vỡ, thậm chí có thể làm mất răng sớm hơn.
Do bị va đập mạnh
Nếu không may bạn bị ngã hoặc chơi thể thao khiến răng bị va đập mạnh vào đồ vật quá cứng làm cho răng bị nứt hoặc vỡ ra làm đôi.
Sai lệch khớp cắn
Khi khớp cắn 2 hàm không ăn khớp với nhau, khi ăn nhai nếu phải dùng lực quá mạnh để cắn xé và nghiền nhỏ thức ăn cũng có thể khiến răng bị nứt.
Thiếu canxi
Canxi là yếu tố cơ bản giúp cho men răng luôn chắc khỏe. Nhưng ở một số trường hợp hàm lượng canxi trong cơ thể bị thiết hụt khiến cho lớp men răng yếu đi dễ bị nứt vỡ. Đây là hiện tượng nứt răng tự nhiên mà không phải do chịu lực tác động mạnh nào. Ban đầu sẽ là những vết nứt trên thân răng, sau đó vết nứt này dần dần lan rộng ra.
Tuổi tác của răng
Răng có thể trở nên yếu và dễ bị nứt khi người già lớn tuổi, do dần mất đi sự đàn hồi của men răng và mất khả năng chống lại tác động từ môi trường.
Răng bị nứt có tự phục hồi được không?
Một số bạn thắc mắc Răng bị nứt có tự phục hồi được không? Câu trả lời là Không. Răng là bộ phận không có khả năng tự chữa lành lại được. Do vậy nếu răng bị nứt vỡ mạnh nếu không được điều trị sớm những vết nứt sẽ ngày càng tiến triển nặng hơn.
Ngoài ra, khi răng bị nứt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập vào bên trong cấu trúc răng làm răng tuy nguy viêm nhiễm cao và không thể khôi phục lại được mà sẽ cần phải nhổ đi để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Vậy nên nếu răng của bạn bị nứt hoặc nghi ngờ bị nứt, bạn nên thăm bác sĩ nha khoa để kiểm tra và tư vấn điều trị phù hợp.
Răng bị nứt có trám được không?
Trám răng là kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong nha khoa để giúp lấy lại hình dáng, chức năng ăn nhai của những chiếc răng bị gãy, vỡ. Với răng bị nứt thì trám răng có được không?
Trên thực tế, trám răng vẫn có thể thực hiện trám răng được để tránh vết nứt phát triển lớn hơn và ngăn ngừa vi khuẩn thâm nhập vào bên trong răng và tủy răng gây bệnh, Tuy nhiên, trám răng chỉ phù hợp với những vết nứt nhẹ, còn những răng bị nứt quá lớn phương pháp tối ưu nhất là làm răng sứ thẩm mỹ.
Với những trường hợp có thể trám răng được, đầu tiên bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng để loại bỏ những tác nhận gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Sau đó bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu hàn trám răng thẩm mỹ để đắp lên phần răng bị nứt. Cuối cùng là chiếu đèn laser để làm cho vật liệu trám răng đông cứng lại, mang đến hiệu quả kết dính bền chắc dài lâu.
Hiện nay vật liệu trám răng được bác sĩ sử dụng phổ biến là composite có màu sắc trùng với răng thật giúp cải thiện thẩm mỹ cho chiếc răng bị tổn thương và tổng thể hàm răng.
Phương pháp trám răng còn có ưu điểm là không mất nhiều thời gian, chi phí thực hiện thấp, không cần tác động nhiều lên răng và có thể ngăn chặn sự xâm lấn của vi khuẩn. Tuy nhiên, miếng trám có độ bền không cao, dễ bị đổi màu gây mất thẩm mỹ.
Biện pháp khắc phục răng nứt lớn
Với những chiếc răng bị nứt quá lớn không thể trám răng được, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương án phù hợp nhất. Một trong những biện pháp giúp khắc phục răng bị nứt vỡ lớn là bọc răng sứ thẩm mỹ.
Bọc răng sứ là phương pháp bác sĩ sẽ sử dụng một chiếc răng giả được làm bằng chất liệu sứ để chụp lên bên ngoài chiếc răng bị nứt vỡ giúp khôi phục lại hình dáng, chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Trước khi thực hiện bọc răng sứ bác sĩ sẽ cần mài một phần cùi răng để tạo điềm trụ cho mão răng sứ. Sau đó sẽ lấy dấu răng để gửi về phòng kỹ thuật thiết kế răng sứ. Khi có răng bác sĩ sẽ gắn răng sứ lên trên răng bị nứt vỡ đã được sửa soạn cùi răng. Khi đó răng thật sẽ được bảo vệ hoàn toàn bởi răng sứ giúp ngăn chặn sự tác động từ bên ngoài.
Bên cạnh đó, răng sứ có màu sắc, hình dáng như một chiếc răng thật và có độ cứng chắc cao giúp bạn ăn nhai tốt hơn và phù hợp với cả những trường hợp khắc phục răng cửa bị nứt vỡ.
Ưu điểm của bọc răng sứ thời gian thực hiện cũng khá nhanh, tuổi thọ cao. Nhưng chi phí thì cao hơn so với phương pháp trám răng.
Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên, hy vọng các bạn đã có thể biết rõ hơn về cách điều trị răng bị nứt. Để đảm bảo tình trạng răng bị nứt không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng miệng. Khi có nhu cầu muốn điều trị răng nứt, hãy liên hệ 1900 3331 để được các bác sĩ chuyên khoa phục hình răng thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé.