Quy trình điều trị tủy răng của Bộ Y tế

Quy trình điều trị tủy răng của bộ y tế là quy trình chuẩn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách hàng trong suốt quá trình điều trị. Để biết Quy trình điều trị tủy răng của Bộ Y tế gồm những bước nào? cũng VIET SMILE theo dõi trong bài viết dưới đây.

Quy trình điều trị tủy răng của bộ y tế
Quy trình điều trị tủy răng của Bộ Y tế

Điều trị tủy răng khi nào?

Điều trị tủy răng là thủ thuật trong nha khoa nhằm loại bỏ những phần tủy răng bị tổn thương giúp giảm đau nhức, ê buốt và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Vậy khi nào cần điều trị tủy răng, các bạn cùng theo dõi một số trường hợp với đây:

Răng bị sâu nặng

Khi sâu răng nặng, vi khuẩn xâm nhập sâu đến phần tủy của răng gây viêm nhiễm, đau đớn. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ đi qua đường máu lan rộng sang các vùng răng, mô mềm xung quanh.

Răng bị chấn thương

Va đập mạnh do tai nạn, chơi thể thao hoặc do một nguyên nhân nào khác làm tổn thương tủy răng, dẫn đến viêm nhiễm, đau đớn.

Điều trị tủy răng khi nào?
Điều trị tủy răng khi nào?

Răng nhạy cảm với đồ nóng, lạnh

Nếu răng của bạn bị đau khi ăn, uống những đồ nóng hoặc lạnh mà không phải do bệnh lý nào đó thì có thể bạn sẽ cần điều trị tủy.

Đau răng không rõ nguyên nhân

Có rất nhiều vấn đề gây ra đau răng. Nếu tình trạng đau răng kéo dài mà không có nguyên nhân rõ ràng có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm tủy răng. Lúc này bác sĩ sẽ điều trị tủy để giúp chấm dứt những cơn đau nhức, khó chịu.

Nếu bạn gặp một trong những trường hợp trên thì hãy nhanh chóng thực hiện điều trị sớm nhất.

Quy trình điều trị tủy răng của bộ y tế

Theo Quyết định 3207/QĐ-BYT của Bộ Y tế về Quy trình điều trị tủy răng gồm các bước sau đây:

Quy trình điều trị tủy răng của bộ y tế
Quy trình điều trị tủy răng của bộ y tế

Bước 1: Thăm khám và chụp phim

Việc đầu tiên bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát về tình trạng răng miệng. Sau đó chụp phim X – Quang để kiểm tra tổng thể những răng nghi vấn bị bệnh tủy răng. Thông qua phim xquang bác sĩ sẽ đánh giá tổng thể tình trạng sức khỏe răng miệng, sức khỏe toàn thân để lên phương án điều trị chi tiết. Tiếp theo đó, bác sĩ sẽ trao đổi phương pháp điều trị với khách hàng.

Bước 2: Gây tê

Gây tê là một trong những việc cần thiết trong quy trình điều trị tủy răng. Bác sĩ sẽ sử dụng lượng thuốc thích hợp gây tê vào khu vực răng cần điều trị tủy để thuận lợi trong quá trình điều trị tủy răng và giúp khách hàng không có cảm giác đau đớn.

Bước 3: Đặt đế cao su

Để bảo vệ sức khỏe và độ an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của khách hàng trước khi thực hiện bác sĩ sẽ đặt đế cao su ôm sát vào răng. Điều này giúp răng bị viêm nhiễm tủy luôn sạch sẽ, đồng thời để ngăn chặn các hóa chất khi điều trị tủy răng rơi vào đường tiêu hóa

Bước 4: Thực hiện lấy tủy

Thực hiện lấy tủy
Thực hiện lấy tủy

Bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ điều trị tủy răng chuyên dụng trong nha khoa để mở ống tủy. Sau đó bác sĩ dùng trâm tay hoặc trâm máy để hút sạch những mô tủy bị viêm nhiễm.

Để kiểm tra các mô tủy bị viêm nhiễm đã được hút sạch trong ống tủy, bác sĩ cần chụp thêm phim X – Quang một lần nữa.

Bước 5: Trám bít ống tủy

Cuối cùng, các bác sĩ sẽ sử dụng một chất liệu chuyên dụng trong nha khoa để trám bít ống tủy lại. Nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn và bảo tồn mô răng còn lại.

Răng sau khi chữa tủy sẽ giòn và yếu hơn răng thật, dễ bị gãy vỡ. Vì vậy, nếu bệnh nhân có yêu cầu bọc răng sứ sẽ được bác sĩ thực hiện luôn. Hoàn tất quy trình điều trị tủy răng, bác sĩ sẽ lên lịch hẹn và thời gian cụ thể cho bệnh nhân tái khám.

Lưu ý khi điều trị tủy răng

Lưu ý khi điều trị tủy răng
Lưu ý khi điều trị tủy răng

Sau khi điều trị tủy răng, việc chăm sóc và tuân thủ các lưu ý sau đây sẽ giúp bạn hồi phục nhanh chóng và đảm bảo rằng điều trị được hiệu quả:

Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ: Bác sĩ nha khoa sẽ cung cấp hướng dẫn sau điều trị. Hãy tuân thủ mọi chỉ dẫn về thuốc, chăm sóc răng miệng, và lịch tái kiểm tra.

Chăm sóc răng miệng cẩn thận: Vệ sinh răng miệng đúng cách bằng cách đánh răng hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ răng để làm sạch vùng giữa các răng.

Tránh thức ăn và đồ uống nóng lạnh: Tránh thức ăn và đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh trong vài ngày sau điều trị để tránh kích thích răng nhạy cảm.

Tránh thức ăn cứng và nhai bên phải: Hạn chế ăn các thức ăn cứng hoặc nhai bên phải nếu điều trị tủy răng được thực hiện trên răng ở bên phải để tránh gây áp lực lên vùng điều trị.

Kiểm tra các triệu chứng bất thường: Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng đau đớn, sưng, hoặc các vấn đề không thông thường sau điều trị, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

Tuân thủ lịch tái kiểm tra: Điều trị tủy răng thường đòi hỏi tái kiểm tra sau một khoảng thời gian nhất định. Điều này giúp đảm bảo rằng điều trị đã thành công và không có vấn đề nào xảy ra sau điều trị.

Trên đây là Quy trình điều trị tủy răng của Bộ Y tế cần được tuân thủ trong quá trình điều trị tủy. VIET SMILE mong rằng với chia sẻ đó sẽ giúp bạn lựa chọn được nha khoa phù hợp để điều trị tủy.

Đánh giá bài viết
Bình luận của bạn
jQuery(document).ready(function($) { document.addEventListener( 'wpcf7mailsent', function( event ) { alert( 'Yêu cầu của bạn đã được gửi thành công' ); } ); } );
Zalo
Gọi ngay
Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú