Hút tủy răng là gì? Có đau không?

Hút tủy răng là gì? Có đau không? là câu hỏi mà nhiều khách hàng đặt ra khi điều trị tủy răng. Để hiểu hơn về kỹ thuật hút tủy răng trong nha khoa và các thông tin quan trọng cần biết bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Hút tủy răng là gì? Có đau không?
Hút tủy răng là gì? Có đau không?

Hút tủy răng là gì?

Hút tủy răng hay còn gọi là lấy tủy răng, điều trị tủy răng. Đây là thủ thuật được thực hiện trong nha khoa nhằm loại bỏ những phần tủy răng bị hư hỏng, viêm nhiễm tránh vi khuẩn phát triển gây đau đớn và dẫn tới mất răng sớm hơn. Sau khi lấy tủy răng bác sĩ sẽ dùng vật liệu nha khoa chuyên dụng để trám bít lại.

Hút tủy răng là gì?
Hút tủy răng là gì?

Hút tủy răng có đau không?

Thông thường, quá trình lấy tủy răng bác sĩ sẽ gây tê cục bộ tại vị trí răng cấy hút tủy răng trước nên toàn bộ quá trình thực hiện sẽ không gây đau đớn gì cho bạn.

Với một số trường hợp tủy răng đã bị hoạt tử hoàn toàn bác sĩ có thể không cần dùng đến thuốc tê bởi tủy răng lúc này đã không còn cảm giác đau nhức, gì nữa. Do vậy nếu cần điều trị tủy răng bạn hãy an tâm thực hiện để giúp bảo tồn răng gốc của mình.

Trường hợp nào cần hút tủy răng

Trường hợp nào cần hút tủy răng
Trường hợp nào cần hút tủy răng

Quá trình hút tủy răng là một phương pháp điều trị trong trường hợp răng bị nhiễm trùng nặng và có thể giữ lại răng trong trạng thái sức khỏe tốt. Dưới đây là một số trường hợp khi cần phải hút tủy răng:

Sâu răng nặng: Khi sâu răng lan rộng sâu vào bên trong răng gây nhiễm trùng tủy răng. Hút tủy là phương pháp để loại bỏ những phần tủy răng bị viêm nhiễm giúp kéo dài tuổi thọ của răng.

Tủy răng bị tổn thương: Nếu răng bị chấn thương khiến cho tủy răng bị tổn thương nặng, hút tủy có thể là một lựa chọn để duy trì răng trong trạng thái sức khỏe tốt.

Đau răng không rõ nguyên nhân: Khi răng gặp vấn đề đau đớn không rõ nguyên nhân và thực hiện các biện pháp điều trị khác mà không thuyên giảm, lấy tủy răng có thể là giải pháp cuối cùng để giảm đau.

Răng nhạy cảm với nóng và lạnh: Nếu răng của bạn bị đau khi ăn, uống những đồ nóng hoặc lạnh mà không phải do bệnh lý nào đó thì có thể bạn sẽ cần điều trị tủy.

Quy trình hút tủy răng gồm những bước nào?

Điều trị tủy răng cần được thực hiện theo quy định của Bộ Y tế để đảm bảo an toàn cho cơ thể. Dưới đây là những bước trong quy trình điều trị tủy răng:

Bước 1: Thăm khám

Bác sĩ sẽ kiểm tra răng miệng và chụp phim x-quang để xác định tình trạng viêm tủy răng. Dựa trên mức độ hư hại sẽ tư vấn lộ trình điều trị hợp lý nhất.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng – Gây tê cục bộ

Trước tiên bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng để loại những tác nhân có thể gây hại có răng trong quá trình điều trị. Sau đó để giảm ê nhức và khó chịu cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ

Bước 3: Đặt đế cao su vào chân răng

Để tránh hóa chất điều trị tủy rơi xuống khoang miệng gây hại cho sức khỏe, bác sĩ sẽ đặt đế cao su vào sát răng cần lấy tủy. Bên cạnh đó, đế cao su cũng giữ cho răng chữa tủy luôn khô sạch, tránh sự xâm nhập của nước bọt ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Quy trình hút tủy răng gồm những bước nào?
Quy trình hút tủy răng gồm những bước nào?

Bước 4: Hút tủy răng

Bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị chuyên khoa mở ống tủy. Sau đó phần tủy sâu dưới chân răng sẽ được hút sạch bằng tay hoặc máy. Tiếp đến là vệ sinh, làm sạch ống tủy và tiến hành chụp x-quang lại lần nữa để chắc chắn không còn sót tủy viêm bên trong.

Bước 5: Trám bít ống tủy

Sau khi lấy sạch tủy răng bị viêm, bác sĩ sẽ dùng vật liệu chuyên dụng để trám ít lại hỗ tủy nhằm bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn.

Cuối cùng là hẹn lịch thăm khám để kiểm tra tình trạng răng sau khi điều trị tủy đã ổn định chưa.

Những lưu ý sau khi hút tủy răng

Những lưu ý sau khi hút tủy răng
Những lưu ý sau khi hút tủy răng

Sau khi lấy tủy răng, có thể gặp phải những biểu hiện ê răng nhẹ, đau răng nhẹ khi chạm vào. Những biểu hiện này sẽ tự mất trong vòng 3-5 ngày. Nếu gặp hiện tượng đau nhức răng, nướu sưng đau hoặc có mủ màu trắng và có mùi hôi… thì cần đến ngay cơ sở nha khoa để được kiểm tra lại.

Kiêng ăn những thức ăn cứng, dai, nóng hoặc lạnh, các đồ uống có ga, có cồn. Nên ăn những thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt như soup, cháo, sữa, nước trái cây…

Thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ 2 lần mỗi ngày. Dùng bàn chải mềm đánh nhẹ nhàng theo chiều từ trên xuống hoặc vòng tròn. Kết hợp dùng nước muối ấm để súc miệng hằng ngày.

Sau khi răng đã lấy tủy sẽ trở nên giòn và dễ bị gãy vỡ nên bạn có thể thực hiện bọc răng sứ để tăng cường sức khỏe cho răng, giúp em nhai thoải mái hơn.

Tái khám răng miệng định kỳ để kiểm soát sức khỏe răng miệng.

Trên đây là những chia sẻ trả lời câu hỏi Hút tủy răng là gì? Có đau không? Vui lòng liên hệ với nha khoa VIET SMILE theo hotline 1900 3331 để được hỗ trợ.

Bình luận của bạn
jQuery(document).ready(function($) { document.addEventListener( 'wpcf7mailsent', function( event ) { alert( 'Yêu cầu của bạn đã được gửi thành công' ); } ); } );
Zalo
Gọi ngay
Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú