Đau răng số 7 thì phải làm sao? Răng hàm số 7 là răng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình ăn nhai hàng ngày nhưng do một số nguyên nhân khiến bạn bị đau răng số 7 và ảnh hưởng ăn nhai, sức khỏe. Vậy khi bị đau răng số 7 bạn nên làm gì? Tìm hiểu rõ hơn về răng số 7 cũng như cách khắc phục khi bị đau răng số 7 qua bài viết dưới đây của VIET SMILE nhé!
Răng số 7 là răng nào?
Một người trưởng thành bình thường sẽ có 32 cái răng trên cung hàm. Mỗi răng trên cung hàm sẽ được đánh số thứ tự để xác định vị trí của chúng. Răng số 7 là răng hàm lớn hay răng cối thứ 2 trên cung hàm. Chiếc răng số 1 là răng cửa số 1 tính vào nên răng số 7 sẽ thường nằm giữa răng số 6 và răng số 8 (răng khôn).
Nếu răng khôn chưa mọc hay mọc ngầm, đã nhổ rồi thì răng số 7 sẽ chính là răng hàm nằm ở cuối cùng của hàm răng. Mỗi bạn sẽ có tổng cộng 4 răng hàm số 7 (2 răng ở hàm trên và 2 răng ở hàm dưới) trừ trường hợp đặc biệt. Các răng số 7 hàm trên sẽ thường có 3 chân còn răng số 7 hàm dưới có 2 chân răng.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp răng số 7 có nhiều chân hơn, để xác định chính xác răng hàm số 7 của bạn có bao nhiêu chân thì bác sĩ cần tiến hành chụp Xquang. Vì là răng cối có kích thước lớn, độ cứng cao, chịu lực tốt trên cung hàm nên răng số 7 đảm nhận vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình ăn nhai giúp thức ăn được nghiền nhỏ trước khi đưa vào hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, răng số 7 cũng đảm bảo tính thẩm mỹ giúp khuôn mặt cân đối và ổn định cấu trúc khung xương hàm. Nếu trường hợp răng số 7 bị mất có thể khiến khuôn mặt bạn già nua, hóp má, kém thẩm mỹ.
Răng số 7 bị đau do đâu?
Khi răng số 7 bị đau sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng. Vậy có những nguyên nhân nào gây đau răng số 7?
Do vị trí của răng số 7
Răng số 7 là răng dễ bị sâu hơn các răng khác trên cung hàm ở các mức độ khác nhau. Lý do bởi trước khi răng khôn mọc, răng khôn mọc ngầm hay sau khi nhổ răng khôn thì răng số 7 sẽ là răng nằm sâu ở cuối cùng của cung hàm nên việc vệ sinh sẽ gặp khó khăn hơn. Thêm vào đó, răng số 7 đảm nhận vai trò nhai nghiền thức ăn nên các cặn thức ăn dễ đọng lại trên bề mặt răng.
Kết hợp việc vệ sinh khó khăn và các mảnh vụn thức ăn thường xuyên bám lại nên lâu ngày vi khuẩn sẽ phát triển gây các bệnh lý răng miệng. Do vậy, răng số 7 dễ bị vi khuẩn tấn công gây sâu, hỏng răng.
Chế độ ăn uống
Nếu bạn thường xuyên ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, sản phẩm có độ bám dính cao, đồ ăn vặt vào ban đêm và răng không được vệ sinh kỹ càng, sạch sẽ thì rất dễ khiến răng số 7 bị sâu, viêm tủy gây đau nhức. Cao răng mảng bám không được loại bỏ cũng có thể gây sưng viêm lợi, viêm nha chu, áp xe vùng răng số 7 khiến bạn đau nhức, khó chịu.
Hay các trường hợp bạn ăn đồ quá cứng, quá dai răng số 7 sẽ bị tác động lực mạnh hơn để nghiền nhỏ thức ăn nên về lâu dài có thể khiến răng bị mài mòn, gây nứt, mẻ, đau răng. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe răng miệng, tránh tình trạng sâu gây đau răng số 7 bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý.
Bị răng 8 mọc ảnh hưởng
Răng số 8 hay răng khôn là răng hàm mọc sau cùng và không đóng vai trò quan trọng trên cung hàm. Bởi vì, răng 8 mọc cuối cùng trên cung hàm nên thường xuyên mọc lệch, mọc ngầm đâm vào răng số 7 khiến răng số 7 bị đau nhức. Không chỉ vậy, răng số 8 mọc lệch, ngầm có thể khiến răng số 7 bị sâu, viêm tủy, lung lay, hỏng răng nếu không được nhổ bỏ sớm.
Qua đây cho thấy việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ và kỹ càng hơn vô cùng quan trọng. Dù do đặc thù răng số 7 khó vệ sinh nhưng bạn có thể sử dụng thêm máy tăm nước, chỉ nha khoa, nước súc miệng ngoài việc đánh răng để loại bỏ tối đa mảng bám, thức ăn thừa, hạn chế bệnh lý răng miệng gây đau răng số 7.
Đau răng số 7 phải làm gì?
Vậy khi răng số 7 bị đau bạn nên là gì? Khi cảm thấy răng số 7 bị đau nhức bạn nên đến cơ sở nha khoa gần nhất để được kiểm tra và có phương án điều trị. Tùy vào tình trạng răng số 7 bị đau bác sĩ có thể đưa ra giải pháp điều trị phù hợp cho bạn. Một số phương pháp bác sĩ có thể sử dụng: trám răng, kê thuốc giảm đau cho bạn, điều trị tủy răng.
Răng số 7 là răng hàm lớn cũng được gọi là răng cấm, đảm nhận vai trò chính trên cung hàm và chúng chỉ mọc một lần duy nhất nên thường được khắc phục, điều trị trước. Trừ một số trường hợp đặc biệt bác sĩ sẽ chỉ định nhổ để đảm bảo sức khỏe cho bạn: răng bị hoại tử, sâu hỏng nặng, chết tủy, viêm nha chu, áp xe răng, răng bị lung lay không đảm nhận chức năng ăn nhai.
Nhìn chung, nếu bạn bị đau răng số 7 và cảm thấy có dấu hiệu bất thường thì nên thăm khám càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời tránh trường hợp răng số 7 bị hỏng, mất thêm chi phí phục hình. Qua đây, VIET SMILE hy vọng giúp bạn phần nào hiểu hơn về răng số 7, đau răng số 7 nên làm gì. Nếu còn bất kỳ vấn đề gì bạn có thể liên hệ VIET SMILE qua hotline 1900 3331 để được hỗ trợ ngay nhé!