Còn chân răng có nên nhổ không?

Còn chân răng có nên nhổ không? Tình trạng thân răng bị gãy chỉ còn chân răng xảy ra ở khá nhiều người. Khi gặp phải vấn đề đó nhiều người cảm thấy lo lắng không biết có nên nhổ hay không và làm cách nào để khắc phục. Vậy hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Còn chân răng có nên nhổ không?
Còn chân răng có nên nhổ không?

Nguyên nhân răng chỉ còn chân răng?

Răng chỉ còn chân răng là biến chứng cực nặng mà răng gặp phải. Răng chỉ còn chân răng thường xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Nguyên nhân răng chỉ còn chân răng?
Nguyên nhân răng chỉ còn chân răng?

Sâu răng nặng

Ban đầu sâu răng chỉ là những lỗ nhỏ li ti trên răng, không gây đau nhức. Nhưng khi không được điều trị kịp thời, sâu răng sẽ tiến triển nặng hơn làm hỏng toàn bộ thân răng, chỉ còn lại chân răng.

Bị chấn thương

Những chấn thương như tai nạn, té ngã, va đập do chơi thể thao, sơ ý va đập vào đồ vật cứng hay dùng răng cắn đồ cứng làm răng bị gãy phần thân răng, chỉ còn lại chân răng.

Bị chấn thương
Bị chấn thương

Mòn cổ chân răng

Mòn răng do đánh răng sai cách, ăn nhiều thực phẩm và đồ uống có tính axit cao hay sự lão hóa về tuổi tác làm cho men răng và ngà răng ở vùng cổ chân răng bị mòn (tức là phần tiếp giáp giữa thân răng và nướu).

Mòn cổ chân răng không được điều trị chúng sẽ mòn nặng hơn, dễ bị gãy khi chịu lực tác động mạnh dẫn đến gãy thân răng, chỉ còn chân răng.

Do bệnh lý răng miệng

Các bệnh lý như viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng có thể làm tổn thương đến răng. Nếu không được điều trị, viêm nhiễm này có thể lan rộng và làm hỏng mô nướu và xương ổ răng, dẫn đến mất phần trên của răng và chỉ còn lại chân răng.

Thiếu canxi ở răng

Canxi là một loại khoáng chất quan trọng giúp răng chắc khỏe. Nếu răng bị thiếu canxi có thể khiến răng trở nên yếu và dễ bị gãy. Răng thiếu canxi bẩm sinh cũng dễ bị tổn thương hơn dẫn tới gãy thân răng chỉ còn chân răng.

Răng chỉ còn chân răng có nguy hiểm không?

Răng chỉ còn chân răng có nguy hiểm không?
Răng chỉ còn chân răng có nguy hiểm không?

Răng chỉ còn chân răng có thể gây ra một số nguy cơ và biến chứng như:

Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Nếu răng cửa bị hư hỏng thân răng chỉ còn chân răng sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười, làm bạn thiếu tự tin khi giao tiếp.

Ảnh hưởng đến ăn nhai: Răng chỉ còn chân răng khiến việc ăn nhai khó khăn, lâu ngày ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa.

Nhiễm trùng và áp-xe răng: Chân răng bị lộ hoặc không được bảo vệ dễ bị nhiễm trùng. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào chân răng và gây ra áp-xe, làm sưng đau và tạo mủ, có thể lan ra các khu vực xung quanh.

Đau và nhạy cảm răng: Khi thân răng bị gãy chân răng lộ ra ngoài khi tiếp xúc với những đồ nóng, lạnh răng sẽ nhạy cảm. Điều này gây ra đau nhức và khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.

Hôi miệng: Vi khuẩn tích tụ quanh chân răng có thể gây ra mùi hôi miệng ảnh hưởng đến giao tiếp hằng ngày.

Làm tiêu xương hàm: Răng chỉ còn chân răng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, nếu nhiễm trùng ở chân răng không được điều trị, nó có thể lây lan sang vùng xương hàm, dẫn đến tiêu xương hàm. Tình trạng này thường được gọi là tiêu xương bệnh lý.

Còn chân răng có nên nhổ không?

Để đưa ra chỉ định nên hay không nên nhổ răng còn chân răng bác sĩ sẽ cần căn cứ vào tình trạng chân răng hiện tại. Vậy nên bạn hãy đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.

Còn chân răng có nên nhổ không?
Còn chân răng có nên nhổ không?

Trường hợp không cần nhổ

Nếu chân răng vẫn còn tương đối dài, khỏe mạnh, không gây đau đớn, nhiễm trùng và không có nguy cơ ảnh hưởng đến các răng khác thì không nhất thiết phải nhổ. Với những trường hợp này có thể khôi phục lại thẩm mỹ và chức năng của răng bằng việc bọc răng sứ.

Trường hợp nên nhổ

Nếu chân răng còn lại bị tổn thương nặng hay sâu răng nghiêm trọng, vi khuẩn có thể lây lan làm ảnh hưởng tổ chức quanh răng thì nên nhổ càng sớm càng tốt.

Nếu để chuyển biến nặng hơn rất nguy hiểm và việc điều trị khó khăn hơn, chi phí cũng tốn kém hơn. Sau nhổ răng bạn nên thực hiện các biện pháp trồng lại răng mất để tránh tiêu xương, tụt lợi, xô lệch răng,….

Giải pháp giúp khắc phục răng còn chân răng

Giải pháp khắc phục tình răng còn chân răng phụ thuộc vào việc nên hay không nên nhổ nêu trên. Dựa vào đó bác sĩ sẽ lên phương án điều trị phù hợp. Một số giải pháp giúp khắc phục răng còn chân răng có thể kể đến như:

Giải pháp giúp khắc phục răng còn chân răng
Giải pháp giúp khắc phục răng còn chân răng

Bọc răng sứ

Như đã nói ở trên bọc răng sứ sẽ được thực hiện với những trường hợp chân răng còn dài và khỏe mạnh. Với phương pháp này bác sĩ sẽ tạo hình lại chân răng, sau đó sẽ bọc chụp mão răng sứ ra bên ngoài.

Răng sứ có màu sắc như răng thật giúp cải thiện thẩm mỹ tối ưu. Đồng thời, còn giúp cải thiện tốt chức năng ăn nhai cho những trường hợp răng chỉ còn chân răng.

Cấy ghép implant

Nếu răng chỉ cần chân răng bắt buộc phải nhổ đi, sau nhổ cần trồng lại sớm nhất. Phương pháp khôi phục răng mất được đáng giá cao nhất là cấy ghép implant.

Với cấy implant bác sĩ sẽ cấy một trụ bằng titanium vào trong xương hàm tại vị trí răng sau nhổ để thay thế cho răng đã mất. Sau khoảng 3 – 6 tháng, khi trụ implant tích hợp chắc chắn trong xương hàm bác sĩ sẽ lắp răng sứ lên trên thông qua khớp nối Abutment.

Lý do cấy ghép implant được khuyên dùng bởi:

  • Có thể khắc phục được tình trạng tiêu xương hàm, xô lệch răng, sai khớp cắn.
  • Tính thẩm mỹ cao, lấy lại thẩm mỹ nụ cười tối đa
  • Khôi phục lại hoàn toàn chức năng ăn nhai.
  • Tuổi thọ cao lên đến 25 năm, có thể lâu hơn nếu được chăm sóc đúng cách.

Nếu bị mất răng bạn hãy tham khảo cấy implant chắc chắn sẽ mang lại cho bạn sự hài lòng.

VIET SMILE mong rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn an tâm hơn khi răng bị gãy còn chân răng. Bạn hãy liên hệ 1900 3331 hoặc 0839 637383 để được VIET SMILE hỗ trợ giải đáp nếu có những thắc mắc khác về răng miệng.

Bình luận của bạn
jQuery(document).ready(function($) { document.addEventListener( 'wpcf7mailsent', function( event ) { alert( 'Yêu cầu của bạn đã được gửi thành công' ); } ); } );
Zalo
Gọi ngay
Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú