4 thông tin quan trọng về chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng là bệnh lý răng miệng thường gặp. Nếu không được chữa trị kịp thời, tình trạng này diễn ra thường xuyên thì đây là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng của bạn đang gặp vấn đề. Theo dõi ngay nội dung bài viết của Nha khoa Việt Smile để có những lưu ý, dự phòng giúp bảo vệ gìn giữ hàm răng chắc khỏe.

vietsmile chay mau chan rang
4 thông tin quan trọng về chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng là gì?

Chảy máu chân răng còn được gọi là chảy máu nướu (lợi) là một trong những biểu hiện chúng ta dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường.

Chảy máu chân răng là tình trạng tổn thương các mô mềm xung quanh răng như lợi, dây chằng, xương ổ răng khiến các mạch máu bị vỡ gây ra xung huyết. Nhiều người xem nhẹ cho rằng đây là hiện tượng bình thường, tuy nhiên đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm nha chu, viêm nướu…

Chảy máu chân răng không chỉ khiến bạn cảm thấy bất tiện, mô mềm tổn thương mà còn ảnh hưởng tới thẩm mỹ nụ cười. Hơn nữa chảy máu nướu còn gây ảnh hưởng đến chân răng và xương ổ răng, đáng lo hơn là gây tụt nướu, khiến răng bị lung lay, dẫn đến mất răng. Điều trị chảy máu chân răng là cần thiết, tránh những diễn biến nghiêm trọng.

Chảy máu chân răng do đâu?

Viêm lợi, viêm nha chu gây chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng có thể xuất phát từ viêm lợi – những mảng bám tích tụ tại vị trí viền lợi, chân răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển thường là do vệ sinh răng miệng kém.
Lúc này, nướu chuyển từ màu hồng hào sang màu đỏ sẫm, cảm giác đau, thậm chí căng phồng, chảy mủ, hiện tượng lở miệng có thể diễn ra.

Tình trạng viêm lợi càng nặng việc chảy máu chân răng sẽ diễn ra càng nhiều, bệnh viêm lợi có thể tiến triển thành bệnh nha chu.Khi đó phần lợi sẽ chảy máu nhiều hơn và thậm chí kéo dài thời gian hơn làm bạn phải chịu nhiều đau đớn.

hình ảnh viêm lợi
Hình ảnh răng bị viêm lợi

Đánh răng không đúng cách

Việc bạn chải đánh răng không đúng cách với lực quá mạnh, lông bàn chải cứng có thể gây trầy xước, chảy máu. Việc này diễn ra thường xuyên sẽ khiến mô mềm tổn thương càng nặng, gia tăng việc chảy máu nướu, răng, thậm chí mòn men răng.Nguy hiểm hơn, khi bạn cắn đồ ăn cũng có thể bắt gặp hiện tượng chảy máu, dần dần chỉ cần 1 tác động nhỏ nướu răng sẽ trở nên nhạy cảm.

Răng mọc lệch lạc, khấp khểnh

Răng khểnh thực chất là chiếc răng nanh, trong quá trình mọc răng vĩnh viễn có sự sắp xếp lệch lạc khiến nó bị mọc chệch ra khỏi cung răng chuẩn, lệch cao lên trên hàm. Răng này thường tạo với hai răng kế cận thế kẽ 3 răng rất nguy hiểm. Kẽ răng này sâu và thường dễ bị giắt thức ăn mà không thể làm sạch triệt để được sau các bữa ăn với cách đánh răng thông thường.

Thức ăn bám đọng có thể sinh mùi chỉ ngay trong ngày. Để càng lâu càng có mùi khó chịu và bám thành cao răng. Lâu ngày hơn nữa, trong kẽ răng sẽ bị sâu, viêm nướu, nha chu. Mà thường bệnh lý phát sinh ở trong kẽ răng khó phát hiện sớm, khi nhận biết được thì bệnh đã nặng, khó điều trị.

Những người có răng khểnh thường phải đối mặt với các bệnh lý răng miệng, nhất là nhanh có mảng bám, cao răng. Răng lệch lạc, chen chúc cũng là một trong những nguyên nhân tìm ẩn căn bệnh về chảy máu chân răng, chảy máu lợi. Các chuyên gia khuyên bạn nên tiến hành niềng răng càng sớm càng tốt để giúp răng đều đặn, đồng thời chăm sóc răng miệng tốt hơn rất nhiều.

răng khấp khểnh
Khách hàng niềng răng khấp khểnh để răng hết viêm, chảy máu chân răng

Tạm biệt viêm lợi, chảy máu chân răng sau khi niềng răng chen chúc

Thay đổi nội tiết tố nữ

Hiện tượng chảy máu chân răng xảy ra cũng có thể đo lượng nội tiết tố suy giảm. Ở độ tuổi dậy thì, trong quá trình mang thai, giai đoạn mãn kinh. Khi đó hàm lượng progesterone được sản sinh nhiều hơn sẽ làm tăng lưu lượng máu tới lợi gây chảy máu vùng chân răng.Thời điểm này lợi dễ sưng phồng, viêm lợi, chảy máu chân răng nhất là khi chải răng..

Sức khỏe răng miệng với bà bầu có quan trọng không?

Chảy máu chân răng do làm sứ sai kỹ thuật

Chảy máu chân răng cũng có thể diễn ra khi làm răng thẩm mỹ không đúng kỹ thuật. Làm răng sứ không đúng chỉ định, kỹ thuật khiến hở đường hoàn tất làm phần răng sứ và viền lợi không khít sát, gây ra những tổn thương cho nướu, khiến bạn bị chảy máu chân răng, viêm nhiễm, miệng hôi.

Việt Smile cứu case răng sứ hỏng

Thói quen hút thuốc

Thuốc lá là kẻ thù số một của các bệnh răng miệng, không những làm tăng nguy cơ mắc bệnh mà còn khiến dễ mắc phải các bệnh về nướu. Những người thường xuyên hút thuốc thường có nhiều cao răng hơn đồng thời dễ bị mắc các bệnh về nướu lợi, gây ra hiện tượng chảy máu chân răng.

Mắc 1 số bệnh lý

Chảy máu lợi là dấu hiện của bệnh ung thư, tiểu đường, bệnh gan, rối loạn đông máu… Khi đó hệ miễn dịch của người bệnh suy giảm, suy nhược cơ thể,  chảy mất kiểm soát nơi chân răng. Ngoài những nguyên nhân kể trên, chảy máu lợi thường xuyên còn có thể do căng thẳng kéo dài, sử dụng thuốc chữa bệnh đau tim đột quỵ, chống động kinh…hay bệnh HIV.

Chảy máu chân răng thiếu chất gì?

Chân răng bị chảy máu có thể xuất phát từ việc bạn thiếu hụt 1 số chất dinh dưỡng, vitamin.

Chảy máu răng có thể do thiếu canxi

Thiếu chất gì gây chảy máu chân răng có thể kể đến Canxi và magie là các chất chống viêm có trong dầu cá giúp răng lợi chắc khoẻ. Ngoài ra, chất xơ có trong rau củ cũng có khả năng loại bỏ các mảng bám trên răng và bề mặt lợi tương tự như bàn chải đánh răng. Nếu thiếu các chất trên thì sức đề kháng của nướu lợi sẽ bị yếu dần đi dễ chảy máu chân răng.

Thiếu vitamin C

Do thiếu vitamin C trong chế độ ăn hàng ngày, ngoài chảy máu chân răng, người bệnh còn gặp các triệu chứng như ngủ lịm, khó thở và đau xương.

Người thiếu vitamin C khi bị thương, vết thương lâu lành sẽ dẫn đến xuất huyết ở nhiều mức độ khác nhau (vỡ mao mạch, chảy máu dưới da, chảy máu vùng chân răng). Đặc biệt khi trẻ bị sưng nướu, chảy máu chân răng sẽ trở nên biếng ăn, khó ngủ, quấy khóc nhiều.

Thiếu Vitamin K

Vitamin K có vai trò quan trọng trong việc đông máu, vì thế quá ít vitamin này có thể dẫn đến lợi chảy máu chân răng bất thường.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu lợi bị chảy máu thường xuyên, bị sưng chuyển từ màu hồng sang màu đỏ và dễ chảy máu thường xuyên, không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn tuyệt đối không được xem nhẹ. Bởi lẽ, chân răng bị chảy máu thường xuất phát từ bệnh lý nha khoa. Để điều trị dứt điểm thì giải pháp tốt nhất là tới trực tiếp các địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám, phát hiện và được điều trị kịp thời.

Chảy máu chân răng cũng như các bệnh lý răng miệng khác cần được phòng ngừa và phát hiện sớm, như vậy việc điều trị sẽ đơn giản hơn. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng, việc điều trị sẽ phức tạp, tốn kém thời gian, tiền bạc.

Chảy máu chân răng thường xuyên có nguy hiểm không?

Phòng ngừa chảy máu chân răng hiệu quả?

Để duy trì sức khỏe răng miệng, mọi người (bao gồm cả mẹ bầu) nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng dưỡng chất  và chăm sóc răng đúng cách.

Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Thường xuyên đánh răng hai lần mỗi ngày, đồng thời chọn bạn chải lông mềm để đánh răng mà không làm tổn thương nướu. Bên cạnh đó, bạn cần lựa chọn kem đánh răng có tính dịu nhẹ và chứa thành phần flour để ngăn ngừa tình trạng sâu răng.

Ngoài việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa để dọn sạch các mảnh vụn thức ăn còn sót lại trong kẽ răng, bạn cũng nên sử dụng thêm nước súc miệng chứa cồn để khử trùng khoang miệng. Điều này sẽ giúp làm dịu phần nào cơn đau răng khó chịu.

Sử dụng chỉ nha khoa

Thay vì dùng tăm tre thường xuyên, bạn nên dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần để làm hạn chế được tình trạng chảy máu chân răng.

Sử dụng chỉ nha khoa có thể loại bỏ các mảng thức ăn thừa bị mắc kẹt giữa các kẽ răng. Khi sử dụng chỉ nha khoa, hãy nhẹ nhàng và thận trọng để tránh gây ảnh hưởng hoặc tổn thương nướu của trẻ nhỏ.

Ngừng hút thuốc lá

Thuốc lá được xem là kẻ thù số một của các bệnh răng miệng, chúng làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến cơ thể bạn khó chống lại vi khuẩn mảng bám, làm hậm quá trình hồi phục của nướu. Do vậy bạn nên hạn chế thuốc lá và cả thuốc lá điện tử.

Ăn uống hợp lí, cân bằng dinh dưỡng

Tăng cường nhóm thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C, B6, B12 và kẽm: cam, gan động vật, bơ,… để tăng cường sức đề kháng

+ Canxi là khoáng chất quan trọng có vai trò tăng cường sức khỏe của răng. Do đó, bổ sung đầy đủ canxi giúp hạn chế chảy máu chân răng hiệu quả. Bạn có thể chọn nhóm thực phẩm giàu hàm lượng Canxi như hải sản, cá, sữa và các chế phẩm từ sữa, vừng, rau xanh, đậu..

+ Vitamin C từ các loại rau củ như bông cải xanh, bắp cải, các loại trái cây như cam, quýt, bưởi.,..để có hệ miễn dịch khỏe mạnh, kháng lại sự tấn công của vi khuẩn, hạn chế viêm nhiễm và chảy máu chân răng.

+ Chế độ ăn của người chảy máu chân răng nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin K như rau cải bó xôi, cải xoăn, bắp cải, mùi tây, cần tây, cà rốt, dưa chuột.

Khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần

Bạn nên tới các cơ sở nha khoa uy tín để khám răng định kỳ 3-6 tháng 1 lần, bác sĩ sẽ lấy cao răng giúp loại bỏ hết các mảng bám, vôi răng, đảm bảo khoang miệng luôn sạch sẽ, hơi thở thơm mát, mô nướu khỏe mạnh.

Lấy cao răng không chỉ giúp nụ cười thẩm mỹ mà còn giúp bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng, cụ thể là giảm thiểu tình trạng viêm lợi, lở miệng, chảy máu chân răng. Thường xuyên kiểm tra răng giúp phát hiện sớm các bệnh răng miệng và có hướng khắc phục kịp thời và hiệu quả nhất, tiết kiệm chi phí.

Tại sao bạn cần cạo vôi răng – lấy cao răng định kì.

Trên đây là những thông tin cơ bản về chảy máu chân răng. Hy vọng qua bài viết trên bạn đọc sẽ có những lưu ý riêng cho mình để chăm sóc, bảo vệ hàm răng của mình cho nụ cười luôn khỏe đẹp.

Để được tư vấn trực tiếp về tình trạng răng miệng, Quý Khách vui lòng gọi tới Hotline 1900 3331 để được bác sĩ hỗ trợ nhanh nhất.

Bình luận của bạn

Zalo
Gọi ngay
Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú