Người trưởng thành có bao nhiêu cái răng? Răng là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của con người, là bộ phận tham gia đầu tiên vào quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Vậy thì việc biết một người trưởng thành có bao nhiêu cái răng là điều mà ai cũng nên biết. Để hiểu hơn về cấu tạo của hàm răng, cùng nha khoa VIET SMILE đi tìm hiểu nhé!
Con người có bao nhiêu cái răng?
Con người có bao nhiêu cái răng? Để đưa ra số lượng chính xác nhất sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của mỗi người, trẻ em và người trưởng thành sẽ có số lượng răng khác nhau. Dưới đây là một số kiến thức về số răng của trẻ em và người trưởng thành có bao nhiêu cái răng?
Số lượng răng ở trẻ em
Trẻ em thường bắt đầu mọc răng từ khi bé được 5 tháng tuổi trở đi, các răng khi đó được gọi là răng sữa.
Khi trẻ mọc răng sữa thường sẽ có 20 cái răng được chia điều làm 2 hàm, mỗi hàm gồm 10 cái. Tuy nhiên những cái răng này sẽ rụng đi và thay vào đó là một cái răng vĩnh viễn.
Tuy răng sữa không tồn tại mãi mãi nhưng chúng có chức năng đặc biệt quan trọng như giữ khoảng trên cung hàm cho răng vĩnh viễn tương ứng mọc lên và kích thích sự phát triển của xương hàm nhờ vào cử động nhai, nhất là trong sự phát triển chiều cao của răng. Vậy nên, các mẹ cần quan tâm chăm sóc tốt để răng của bé không bị sâu và không gây mất răng sữa quá sớm để khi các răng vinh viễn của bé mọc lên đúng vị trí, không bị chen chúc.
Qúa trình mọc răng sữa ở trẻ em
Người trưởng thành có bao nhiêu cái răng?
Theo nghiên cứu răng của người trưởng thành nếu mọc đủ là 32 cái răng, được chia đều trên 2 hàm và 4 cung hàm. Hàm trên là 16 cái với 2 cung hàm 1 và 2, mỗi cung hàm gồm 8 cái. Hàm dưới là 16 cái với 2 cung hàm 3 và 4, mỗi cung hàm gồm 8 cái.
Cấu tạo hàm răng và chức năng của từng răng
Cấu tạo hàm răng
Cấu tạo hàm răng của người trưởng thành là khi các răng đã được thay thế bằng răng vĩnh viễn, nếu mất đi thì sẽ không mọc lại được nữa.
- Răng cửa giữa gồm 4 cái: 4 cái hàm trên, 4 cái hàm dưới, nằm ngay vị trí ngoài cùng của hàm răng.
- Răng cửa giữa gồm 4 cái: 4 cái hàm trên, 4 cái hàm dưới, nằm ngay vị trí ngoài cùng của hàm răng.
- Răng nanh gồm 4 cái: 2 cái hàm trên, 2 cái hàm dưới, răng nằm ở bên khóe miệng và nhọn hơn các răng còn lại.
- Răng hàm nhỏ gồm 8 cái: 4 cái hàm trên và 4 cái hàm dưới, nằm ngay sau răng nanh và thường nằm ở giữa hàm răng.
- Răng hàm lớn gồm 8 cái: 4 cái hàm trên và 4 cái hàm dưới, nằm sau răng hàm nhỏ và nằm gần cuối cung hàm và kích thước lớn nhất.
- Răng khôn gồm 4 cái: 2 cái hàm dưới, 2 cái hàm trên, mọc trong cùng và sau cung. Tuy nhiên răng này có một số người mọc đủ và một số người mọc thiếu hoặc không mọc.
Chức năng của các răng
Răng cửa giữa và răng cửa bên
Răng cửa là chiếc răng nằm bên ngoài cùng, mỗi khi cười chiếc răng đó được lộ ra rõ nhất và chiếc răng này có số lượng không thay đổi. Răng có chức năng vô cùng quan trọng trong việc mang lại tính thẩm mỹ cho khuôn mặt, nếu răng cửa bị chìa, bị món, bị mẻ,… sẽ làm cho nụ cười không đẹp, mất tự tin khi cười.
Răng cửa còn quyết định đến khả năng phát âm và giọng nói, nếu răng không đều hay gặp vấn đề gì đó sẽ làm cho giọng nói bị ngọng, không tròn vành rõ chữ.
Ngoài ra, răng cửa còn có chức năng tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn, răng của sẽ giúp cắn nhỏ thức ăn trước khi đưa vào trong miệng để những chiếc răng khác làm nhiệm vụ nghiền nát.
Vậy nên nếu răng cửa bị gặp vấn đề gì thì bạn nên đến gặp nha sĩ để được kiến tạo và chỉnh sửa lại để giúp mang lại một nụ cười đẹp và khả năng ăn nhai cũng được đảm bảo hơn.
Răng nanh
Răng nanh là chiếc răng nằm cạnh khóe miệng, có 1 phần chức năng mang đến tính thẩm mỹ cho khuôn mặt, răng nanh có nhiều trường hợp mọc thẳng hoặc mọc lệch lên trên (hay còn gọi là răng khểnh). Răng nanh nhọn và dày nên còn có chức năng chính là kẹp và cắn xé thức ăn cứng hơn.
Răng hàm nhỏ
Răng hàm nhỏ có mặt cắn gồ ghề, phần giữa răng thì lõm xuống, mặt ngoài thì nhô cao hơn, mũ răng dày, kích thước to hơn răng nanh nên có chức năng hỗ trợ các răng đó trong quá trình cắt xe và nghiền nhỏ thức ăn.
Răng hàm lớn
Răng hàm lớn có hình dạng phức tạp, mũ răng cứng, dày và to nhất trong tất cả các răng trên hàm răng, mặt răng phẳng hơn nên có chức năng nghiền nát thức ăn trước khi đưa vào dạ dày.
Răng khôn
Răng khôn là chiếc răng mọc trong cùng và sau cùng trên hàm trên cùng hàm khi các răng vĩnh viễn đã được mọc cố định trên hàm, xương hàm và lợi cũng đã được ổn định. Cũng chỉnh bởi lý do này làm cho răng khôn khi mọc lên thường có các hướng mọc khác nhau như mọc thẳng, mọc ngầm và mọc lệch gây nên hiện tượng đau nhức, khó chịu.
Với những trường hợp mọc ngầm, mọc lệch thì bạn nên nhổ bỏ sớm để bảo vệ mô nướu xung quanh vào bảo vệ các răng bên cạnh. Còn với trường hợp răng khôn mọc thẳng, có răng đối diện ăn khớp, không gây ảnh hưởng đến răng miệng thì không cần nhổ đi, bởi răng khôn có thể dùng để kéo thay thế các răng đã mất.
Nên và không nên nhổ răng khô
Cấu tạo của răng gồm những bộ phận nào?
Các răng đều có cấu tạo như nhau là được cấu tạo bởi bởi 3 lớp chính là men răng, ngà răng và tủy răng và được chia thành 2 phần là thân răng và chân răng.
Thân răng: là phần nằm bên ngoài lợi, được sử dụng nhiều và có chức năng tạo nên tính thẩm mỹ cho hàm răng, cho nụ cười, thân răng có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Cổ răng: là phần nối liền thân răng với chân răng.
Chân răng: là phần nằm sâu bên trong xương hàm, được cấu tạo bởi ngà chân răng và cứng hơn men răng ở thân răng. Chân răng được bao quanh bởi các dây chằng nha chu giúp cho chân răng được bảo vệ tốt hơn. Chân răng còn có chóp răng là nơi mạch máu và dây thần kinh đi vào trong chân răng và đi vào buồng tủy nên nếu chân răng bị hỏng sẽ ảnh hưởng lớn đến toàn răng.
Men răng
Men răng là lớp men có màu trắng, có chứa thành phần chất vô cơ lên đến 96%, 3% nước và 1% chất hữu cơ. Chỉnh bởi vậy men răng được coi là phần cứng nhất trong cơ thể của con người, nên có khả năng bảo vệ răng miệng luôn chắc khỏe. Tuy men răng chắc khỏe nhưng nếu không được bảo vệ và chăm sóc kỹ vi khuẩn sẽ tấn công mạnh, làm hỏng men răng. Khi men răng bị mất đi vi khuẩn sẽ tấn công sâu vào bên trong răng gây ra các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, sâu răng, chết tủy, mất răng.
Ngà răng
Ngà răng là phần nằm trong men răng và có màu vàng, ngà răng có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi men răng bị mất đi.
Ngà răng được cấu tạo bởi thành phần khoáng chất hydroxyapatite chiếm khoảng 70% ngà răng, trong đó 20% là chất hữu cơ và 10% nước nên ngà răng có độ cứng và dày nhất định nhưng không cứng bằng xương.
Ngà răng là bộ phận chiếm chủ yếu khối lượng và thể tích của răng, góp phần hình thành nên dáng răng và bảo vệ tủy răng. Ngà răng khá là xốp, có tính thấm và độ đàn hồi cao nên khó bó bị vỡ hơn men răng. Tuy nhiên, ngà răng có chứa dây thần kinh nên dễ bị nhảy cảm với những đồ ăn nóng, lạnh gây ra ê buốt răng.
Tủy răng
Tủy răng là phần quan trọng nhất của răng nằm ở trong cùng, sau men răng và ngà răng. Tủy răng có chứa mạch máu và dây thần kinh nên được ví như trái tim của răng nhằm duy trì sự sống cho răng. Khi trái tim đó mất đi thì răng cũng sẽ bị hỏng dần sẽ bị rụng răng.
Tủy răng có chức năng lưu thông và vận chuyển các chất để nuôi dưỡng toàn bộ răng. Tủy răng còn có chức năng dẫn truyền cảm giác và thần kinh vận mạch khi bị kích thích tác động lên răng như cảm giác ê buốt, lạnh hay cảm giác đau nhức do chấn thương hay do sâu răng.
Trên đây là các bộ phận của răng, các bộ phận có mối quan hệ mật thiết với nhau để cấu tạo nên một chiếc răng hoàn chỉnh. Mỗi bộ phận đều có vai trò và chức năng riêng nhưng đều quan trọng như nhau là giúp răng luôn chắc khỏe, giúp cho sức khỏe của cơ thể được đảm bảo và mang lại tính thẩm mỹ cho khuôn mặt, cho nụ cười.
Tuy nhiên, những bộ phận này khi bị mất đi sẽ không có khả năng tái tạo lại nên nếu trong trường hợp răng bị tổn thương, bị mẻ, bị vỡ, sâu hỏng hay mất đi thì bạn nên đến nha khoa để thăm khám và tái khám định kỳ để kịp phát hiện kịp thời, từ đó có phương án xử lý tốt nhất cũng như giảm thiểu mức độ phức tạp, tiết kiệm chi phí.
Hiện nay phương pháp trồng răng bằng cấy ghép Implant là giải pháp thay thế răng mất đang được nhiều khách hàng lựa chọn. Bởi cấy ghép Implant có nhiều ưu điểm vượt trội hơn như: độ bền răng Implant gần như trọn đời, trụ Implant được cấy và tích hợp với xương để thay thế chân răng thật, do đó, không phải mài các răng thật kế cận, bảo tồn kết cấu xương hàm, ngăn ngừa tiêu xương. Nếu răng của bạn đang gặp tình trạng xấu thì bạn có thể tham khảo để mang lại cho mình một hàm răng đẹp và chắc khỏe.
Hy vọng, với những thông tin hữu ích mà nha khoa VIET SMILE chia sẻ về người trưởng thành có bao nhiêu cái răng sẽ giúp bạn có thể tự đến răng của mình, hiểu được cấu tạo của hàm răng cũng như cấu tạo chiếc răng của mình như thế nào.
Bạn có thắc mắc hay cần hỗ trợ thông tin gì bạn có thể liên hệ với các bác sĩ nha khoa VIET SMILE theo Hotline 1900 3331 để được tư vấn nhé!
Khi nào thì cần cấy ghép Imphant?