Răng bị nứt có thể gặp ở nhiều đối tượng với nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi răng bị nứt chắc hẳn chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều sự khó chịu khi ăn nhai, sinh hoạt, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Vậy răng bị nứt có lành lại được không? Hãy cùng Nha khoa Việt Smile đi tìm câu trả lời ngay bây giờ.
2 kiểu răng bị nứt nhẹ
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, tình trạng nứt, gãy răng có thể xảy ra. Để có thể khắc phục hiệu quả, chúng ta cần kịp thời phát hiện và phân loại rõ ràng.
Có 2 kiểu răng nứt phổ biến hiện nay đó là răng bị nứt dọc và răng bị nứt ngang.
Răng bị nứt dọc
Răng bị nứt dọc là một đường nứt chạy từ mặt nhai của răng xuống đến chân răng. Đôi khi đường nứt này còn xuất hiện ở bên dưới đường viền nướu và trong chân răng. Răng bị nứt dọc lúc này mặc dù chưa bị tách đôi ra làm 2 phần nhưng bạn hoàn toàn không được xem nhẹ. Đa phần các trường hợp răng bị nứt dọc sẽ kéo theo mô mềm bên trong đã bị tác động và chịu những tổn thương nhất định.
Chính vì vậy, nếu phát hiện răng bị nứt bạn hãy nhanh chóng đặt lịch tới nha khoa để được bác sĩ thăm khám, chỉ định phương án khắc phục phù hợp để ngăn ngừa tổn thương, tránh răng nứt vỡ lớn càng sâu, nghiêm trọng.
Răng bị nứt ngang
Răng bị nứt ngang là những đường nứt nhỏ, chúng thường xuất hiện trên bề mặt răng hoặc ngang vị trí thân răng của bạn hoặc nứt từ trên đỉnh răng xuống theo dạng hỗn hợp nứt dọc kèm nứt ngang.
Ở các răng hàm thì khả năng răng bị nứt rạn răng theo chiều ngang thường xảy ra khi gặp chấn thương, nhai cắn đồ quá dai cứng. Tuy nhiên nếu đường rạn này đã đi sâu vào ngà răng và chủ yếu lan rộng, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến gờ bên của răng. Thậm chí, vết nứt có thể tiến triển vào hệ thống chân răng, gây ảnh hưởng đến tủy răng, chia răng thành 2 mảng riêng biệt. Triệu chứng trường hợp nứt răng có thể nhẹ, trung bình, mạnh hoặc đôi khi không có triệu chứng gì.
Răng có vết nứt dọc thân hoặc nứt theo chiều ngang được xếp vào danh sách 2 kiểu răng bị nứt nhẹ. Dù vậy chúng đều làm giảm tính thẩm mỹ của răng, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của bạn.
Nếu bạn thấy đau nhức hoặc phát hiện bị nứt răng thì hãy đến ngay phòng khám để được bác sĩ kiểm tra, chớ để lâu tình trạng có thể tiến triển theo chiều hướng xấu, nhất là ở những người bị nứt răng nặng hơn. Cụ thể, khi vết nứt răng nằm ở vị trí dưới nướu thì bạn đã bị nứt chân răng, bạn sẽ không thể tự phát hiện bằng mắt thường mà dấu hiệu rõ ràng nhất bạn có thể nhận thấy là những cơn đau, ê buốt khi nhai cắn. Răng bị nứt nặng hơn nữa thì vết nứt hiện rõ làm cho răng bị vỡ đôi ra, bị chẻ ra làm 2 mảnh, mắt thường chúng ta hoàn toàn có thể quan sát được.
Răng tự dưng bị nứt là do đâu?
Răng bị nứt có thể gặp ở cả trẻ em, người lớn, người cao tuổi… vậy nguyên nhân do đâu, bạn hãy tiếp tục theo dõi nội dung phía dưới nha.
1. Sâu răng làm răng bị nứt
Sâu răng là quá trình các mô cứng của răng như men răng, ngà răng và tủy răng bị phá hủy. Tác nhân khiến răng bị xâu đó là việc vệ sinh răng miệng chưa tốt khiến vi khuẩn ở mảng bám răng và hình thành các lỗ nhỏ li ti trên răng, lỗ sâu trên bề mặt thường có màu trắng, màu nâu và phát triển thành các lỗ sâu lớn.
Răng sâu là bệnh lý răng miệng gây nhiều phiền toái cho người bệnh, nó không chỉ gây đau đớn, ảnh hưởng đến chức năng ăn, nhai mà sâu răng còn gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Sâu răng có thể làm răng yếu đi và khiến các lỗ sâu to hơn, tiến triển theo chiều hướng xấu khiến răng bạn bị sứt mẻ, bị nứt, bị vỡ nghiêm trọng.
2. Răng bị nứt do chấn thương
Những yếu tố bề ngoài tác động như bị va đập, chấn thương nói chung hay vấp ngã có thể khiến cho răng bị nứt, bị sứt mẻ hoặc bị gãy, bị vỡ một phần nào đó.
Va đập mạnh hoàn toàn có thể khiến răng bị nứt ngang hoặc tạo ra các vết nứt dọc thân răng, thậm chí nếu răng có thể bị tách đôi ra.
3. Răng bị nứt do ăn nhai đồ cứng
Thói quen ăn nhai đồ quá cứng cũng là 1 nguyên nhân khiến răng chúng ta gặp nhiều vấn đề, một trong số đó là bị sứt mẻ răng, làm răng bị nứt, nhất là ở các răng đã điều trị tủy trường hợp này càng dễ xảy ra.
Ngoài ra, có những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại gây rất nhiều tác động xấu cho răng như: dùng răng mở nắp chai, dùng răng xé vỏ bao vì, nhai đá…Những tác động lên răng quá thường xuyên như vậy có thể tác động lên răng dần dần gây tổn thương răng, dẫn tới nứt vỡ răng, sứt mẻ lớn.
Có rất nhiều khách hàng quá vô tư trong việc ăn uống, dùng răng để mở nắp chai, bao bì thường xuyên mà không hề hay biết thói quen này đã âm thầm khiến răng của mình bị ảnh hưởng, bị sứt mẻ. Đến khi răng bắt đầu ê buốt, nhạy cảm, gây đau thì mọi người mới để ý hơn đến chiếc răng đó, nhiều người lại nghĩ không biết tại sao mà răng tự dưng bị nứt.
Bên cạnh thói quen ăn nhai đồ cứng thì nghiến răng cũng là 1 nguyên nhân khiến răng bị nứt. Bởi khi 2 hàm răng bị ghì và siết chặt, tạo nên áp lực lên răng, theo thời gian men răng bị bào mòn,làm lộ ngà răng khiến răng trở nên nhạy cảm, bị ê buốt, nguy cơ răng bị nứt là rất cao.
Răng bị nứt có tự lành?
Răng bị nứt có thể chỉ ảnh hưởng đến men răng, hoặc nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ răng cho đến chân răng. Tuy nhiên, răng bị nứt có tự lành không vẫn là băn khoăn được rất nhiều người tìm kiếm.
Bạn biết đấy, răng của chúng ta cấu tạo gồm 3 phần chính là men răng, ngà răng và tủy răng. Chính do vậy nếu việc nứt răng làm tác động đến các thành phần của răng có nghĩa là chúng đã bị tổn thương ít nhiều và không thể tự lành lại được. Thực tế, có khá nhiều người lầm tưởng rằng nếu răng chỉ nứt một chút chưa đau nhức gì thì để nguyên cũng không sao, nhưng thực tế các vết nứt ở răng sẽ tiếp tục lớn dần và tác động từ men răng, tới ngà răng – gây nhạy cảm ngà – tác động tới tủy răng gây nhiều tổn thương nghiêm trọng đến khi răng bị gãy, vỡ làm đôi, thậm chí mất răng.
Đặc biệt, trường hợp răng bị nứt ở chân răng, răng bị vỡ đôi nếu không điều trị kịp thời bạn sẽ mất đi chân răng, phải nhổ chân răng và cấy ghép implant để khôi phục lại chiếc răng này.
Răng có đường nứt ngang hoặc nứt dọc dù nhiều hay ít thì việc điều trị cần tiến hành ngay, bạn không nên trì hoãn. Việc thăm khám và điều trị kịp thời giúp tiết kiệm chi phí, giảm thiểu mức độ phức tạp, tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra, giúp bạn bảo vệ răng của mình một cách tốt nhất.
Răng bị nứt có trám được không?
Nếu bạn có một chiếc răng nứt nhẹ, bạn có thể không cảm thấy đau răng tuy nhiên nếu không điều trị sớm thì dưới tác động ăn nhai chiếc răng này rất có thể bị sứt mẻ, nứt lớn hơn.
Trường hợp răng bị mẻ một chút, chưa tổn thương đến cấu trúc răng các bác sĩ có thể thực hiện hàn răng – trám răng để khôi phục lại hình dạng và chức năng bình thường của răng và để bảo vệ các lớp bên trong của răng khỏi các tác động bên ngoài, tránh tình trạng viêm nhiễm.
Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ dùng vật liệu trám răng chuyên dụng, thường là composite để sửa soạn lại vết nứt trên răng. Sau đó sẽ chiếu đèn để làm cứng lại vật liệu và chỉnh sửa lại cho bề mặt trám nhẵn, không gây vướng víu.
Sau khi trám răng bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn chăm sóc răng đúng cách, dặn dò bạn 1 số lưu ý cần thiết để phòng ngừa nứt răng. Tốt hơn hết, bạn hãy chú ý khi chơi các môn thể thao, tránh tình trạng răng bị nứt, hạn chế việc ăn nhai đồ quá cứng để bảo vệ răng tốt hơn. Và tất nhiên, định kỳ thăm khám răng 6 tháng 1 lần để được kiểm tra răng miệng bởi bác sĩ chuyên khoa là điều cần làm.
Đến với Nha khoa VIET SMILE để điều trị răng bị răng bị nứt, bạn sẽ được trực tiếp bác sĩ chuyên môn giỏi trực tiếp thăm khám, đưa ra phương án điều trị phù hợp với từng mức độ nứt răng. Đặc biệt, nha khoa luôn tuân thủ nghiêm ngặt yếu tố vô trùng trong từng khâu thăm khám, giúp khách hàng an tâm.
Trên đây là toàn bộ thông tin về các kiểu răng bị nứt và những giải đáp liên quan về vấn đề răng bị nứt có tự lành không? Mong rằng bạn đã có những kiến thức bổ ích cho mình.
Nếu có bất cứ thắc mắc gì bạn hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3331 để được bác sĩ Việt Smile hỗ trợ nhanh nhất, hoàn toàn miễn phí.
Nhổ răng bị gãy vỡ – cấy ghép implant răng 25