Tụt lợi là gì? Điều trị bằng cách nào?

Tụt lợi là gì? Điều trị bằng cách nào? Tụt lợi là bệnh lý nha khoa phổ biến ở mọi lứa tuổi gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Vậy tụt lợi là gì? Nguyên nhân do đâu và cách điều trị tụt lợi thế nào. Cùng đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.

Tụt lợi là gì? Điều trị bằng cách nào?
Tụt lợi là gì? Điều trị bằng cách nào?

Tụt lợi là gì?

Tụt lợi là tình trạng nướu bao quanh chân răng bị tụt có xu hướng dịch chuyển về phía cuống răng làm cho phần thân răng bị lộ ra nhiều hơn so với bình thường. Lúc này giữa các răng sẽ hình thành những kẽ hở thức ăn, vi khuẩn dễ dàng tích tụ lại. Tụt lợi thường đi kèm với các triệu chứng viêm lợi, lợi bị sưng đỏ, chảy máu chân răng, hơi thở có mùi, răng lung lay,…

Tụt lợi do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tụt lợi và phổ biến nhất có thể kế đến như:

Tụt lợi do đâu?
Tụt lợi do đâu?

Cách chải răng không đúng: Chải răng quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải răng có cứng hoặc có lông rất cứng có thể gây tổn thương cho nướu răng và dẫn đến tụt lợi.

Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền cũng có thể đóng vai trò trong tụt nướu răng, với một số người có nguy cơ cao hơn so với người khác.

Viêm nướu: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của tụt nướu răng là viêm nướu, thường được gây ra bởi tích tụ của vi khuẩn trong miệng. Viêm nướu có thể xảy ra do kỳ thịch cơ học không đúng, việc chải răng kém hiệu quả, hoặc thiếu vệ sinh miệng đúng cách.

Viêm nha chu: Tụt lợi, lộ chân răng là một trong những dấu hiệu của viêm nha chu. Viêm nha chu là tình trạng tiến triển nặng hơn của bệnh viêm mô nướu bao quanh răng làm cho lợi bị tụt về phía sau.

Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ: Phụ nữ mang thai nội tiết tố bên trong cơ thể tăng giảm bất thường làm cho lợi nhạy cảm, dễ bị vi khuẩn tấn công gây tụt lợi.

Cao răng: Vệ sinh răng miệng kém, cao răng tích tụ quanh chân răng quá nhiều làm lợi bị tụt và dễ chảy máu chân răng.

Khớp cắn lệch, răng khấp khểnh: Với những trường hợp này lợi sẽ có hiện tượng bị co kéo nên rất dễ dẫn tới tình trạng tụt lợi.

Hút thuốc lá: Trong thuốc lá có chứa chất Nicotin cực hại cho cơ thể và sức khỏe răng miệng trong. Khi hút thuốc lá quá nhiều sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây hại trong miệng, gây ra viêm nướu và tụt nướu răng.

Tụt lợi gây ảnh hưởng như thế nào?

Tụt lợi gây ảnh hưởng như thế nào?
Tụt lợi gây ảnh hưởng như thế nào?

Tụt lợi là bệnh lý không quá nguy hiểm, nhưng nếu để lâu dài có thể gây ra một số những hậu quả như:

Làm mất thẩm mỹ: Tụt lợi khiến cho răng trông dài và không cân đối làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của nụ cười. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự tự tin khi giao tiếp và cười.

Răng nhạy cảm và đau nhức: Khi phần cổ của răng lộ ra do tụt nướu, nó có thể trở nên nhạy cảm và dễ bị đau nhức khi tiếp xúc với thức ăn nóng, lạnh hoặc ngọt.

Tăng nguy cơ viêm nướu và bệnh về nướu: Khi nướu răng bị tụt, có thể dễ dàng hình thành các khe hở và khe nướu, là nơi mà vi khuẩn có thể tích tụ và gây ra viêm nướu, viêm nha chu,… Nếu không được điều trị kịp thời, tụt lợi có thể dẫn đến mất răng do viêm nướu và suy teo xương hàm.

Điều trị tụt lợi bằng cách nào?

Tùy vào từng trường hợp răng miệng cụ thể bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Điều trị tụt lợi bằng cách nào?
Điều trị tụt lợi bằng cách nào?

Đối với tụt lợi nhẹ

Với những trường hợp tụt lợi nhẹ do vệ sinh răng miệng không đúng cách, cao răng mảng bám quá nhiều bạn chỉ cần thay đổi cách vệ sinh răng miệng và lấy cao răng để loại bỏ những vi khuẩn, tác nhân gây tụt lợi.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê cho bạn uống thuốc hoặc bôi thuốc tại nhà để giúp hỗ trợ điều trị tụt lợi nhanh nhất.

Đối với tụt lợi nặng

Khi lợi bị tụt quá nhiều kèm sưng tấy, đau nhức, ngoài lấy cao răng bác sĩ sẽ cần đến sự can thiệp của các phương pháp phẫu thuật ghép lợi.

Nạo túi nha chu: Bác sĩ sẽ sử dụng những dụng cụ nha khoa để loại bỏ những phần túi nha chu để giúp loại bỏ những vi khuẩn có hại, tiếp đó là khâu lại mô nướu.

Ghép lợi tự thân: Sử dụng mô bên trong khoang miệng để bù lại phần lợi đã bị tụt, mô lợi có chức năng tái tạo là trạng thái nướu bình thường, giúp phục hồi những tổn thương ngăn chặn bệnh tái phát.

Ghép mô liên kết dưới biểu mô: Phương án điều trị này thường áp dụng cho những trường hợp nhiễm trùng chân răng. Bác sĩ sẽ lấy một phần da trong khoang miệng như ở vòm miệng và mô liên kết dưới biểu mô để khâu vào mô nướu xung quanh phần chân răng bị tụt nướu. Nhưng có nhược điểm là kỹ thuật phức tạp hơn và có thời gian phẫu thuật kéo dài nên đòi hỏi bác sĩ có tay nghề và chuyên môn cao hơn.

Trên đây là các thông tin về tụt lợi là gì, nguyên nhân, và cách điều trị. Tụt lợi mặc dù không gây nguy hiểm nhưng lại khiến chúng ta gặp nhiều rắc rối khó chịu. Vậy nên ngay khi có dấu hiệu về tình trạng này, bạn hãy xem xét thay đổi lại thói quen hằng ngày và đến gặp nha sĩ để có hướng xử lý hiệu quả.

Đánh giá bài viết
Bình luận của bạn
jQuery(document).ready(function($) { document.addEventListener( 'wpcf7mailsent', function( event ) { alert( 'Yêu cầu của bạn đã được gửi thành công' ); } ); } );
Zalo
Gọi ngay
Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú