3 loại thuốc trị viêm nha chu được tin dùng tại nhiều nha khoa

Thuốc trị viêm nha chu là những loại thuốc được bào chế từ nhiều thành phần khác nhau. Tất cả những loại thuốc đều có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ những triệu chứng khó chịu do viêm nha chu gây ra. Tuy nhiên trước khi điều trị viêm nha chu bạn cần hiểu thế nào là viêm nha chu và nguyên nhân do đâu để tìm ra loại thuốc phù hợp nhất. Bài viết dưới đây nha khoa VIET SMILE sẽ giúp bạn có câu trả lời nhanh nhất.

Thuốc trị viêm nha chu được tin dùng
Thuốc trị viêm nha chu được tin dùng

Bị nha chu là gì?

Viêm nha chu là hiện tượng nhiễm trùng khiến xương và nướu xung quanh răng bị viêm nhiễm. Bệnh lý này thường gặp phần lớn ở người trong độ tuổi trung niên, người già. Ở giai đoạn đầu nướu chỉ xuất hiện tình trạng sưng đỏ, đôi khi chảy máu và có thể điều trị được dứt điểm. Nhưng nếu không được điều trị sớm sẽ khiến có vùng viêm nhiễm ngày càng lan rộng ra, chuyển thành viêm nha chu mãn tính, mất đi khả năng nâng đỡ của răng, răng bị lung lay và mất răng.

Dấu hiệu viêm nha chu

Hầu hết các bệnh lý đều có những biểu hiện, dấu hiệu nhận biết, bệnh viêm nha chu cũng vậy.

Dấu hiệu viêm nha chu
Dấu hiệu viêm nha chu
  • Nướu bị sưng tấy, có màu đỏ thẫm hơn so với màu bình thường. Khi đánh răng hoặc làm sạch kẽ răng nướu có hiện chảy máu
  • Cảm giác đau nhức khó chịu khi chạm tay vào
  • Hình thành các túi nha chu bên trong chứa mủ trắng, vi khuẩn
  • Lợi bị tụt về phía sau, răng có hiện tượng dài hơn
  • Lợi và chân răng bị cách xa nhau, xuất hiện tình trạng lung lay răng, thức ăn dễ bị giắt vào khi ăn
  • Miệng có mùi hôi khó chịu và có vị đắng

Nguyên nhân gây viêm nha chu

Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Nếu răng miệng không được vệ sinh kỹ vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ sẽ khiến thức ăn thừa ngày càng bám nhiều trên răng. Lâu ngày những mảng bám đó bị oxy hóa thành cao răng bám cứng chắc trên răng, gây mất thẩm mỹ và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Thói quen hút thuốc lá thường xuyên: Trong thuốc lá có chứa rất nhiều thành phần gây hại, làm tăng nguy cơ viêm nướu quanh răng, lâu ngày dẫn tới bệnh viêm nha chu. Ngoài ra, thuốc lá còn được ví như con dao đe dọa đến tính mạng của con người.

Nguyên nhân gây viêm nha chu
Nguyên nhân gây viêm nha chu

Sử dụng tăm nhọn để xỉa răng: Đây là thói quen của rất nhiều người sau mỗi khi ăn. Nhưng đây là một trong những hành động dễ khiến răng bị chảy máu, gây hở chân răng, từ đó vi khuẩn sẽ hình thành gây nên bệnh viêm nha chu.

Không thăm khám nha khoa thường xuyên: Bạn suy nghĩ chủ quan, đến khi có vấn đề bệnh lý thì mới tới nha khoa thăm khám thì đó là nguyên nhân khiến viêm nhiễm nặng hơn chuyển thành viêm nha chu.

Rối loạn nội tiết tố: Phụ nữ trong giai đoạn tuổi dậy thì và phụ nữ mang thai khi đó nội tiết tố sẽ thay đổi nên thường có hiện tượng bị viêm nha chu.

Hệ miễn dịch yếu: Người có hiện miễn dịch yếu, vi khuẩn dễ dàng tấn công vào trong cơ thể nên khả năng nhiễm bệnh sẽ cao hơn so với người bình thường.

Hậu quả khôn lường của viêm nha chu

Viêm nha chu là bệnh lý có thể điều trị được dứt điểm, trả lại cho bạn màu nướu hồng hào và răng khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời viêm nha chu sẽ làm phá hủy hết các tổ chức nâng đỡ răng làm cho răng bị lung lay, khó ăn nhai và tăng nguy cơ mất răng cao.

Viêm nha chu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Viêm nha chu nếu để lâu ngày chúng sẽ theo đường máu đi vào các tế bào gây ra hiện tượng kháng insulin. Insulin là hormone giữ vai trò quan trọng trong phát triển mô và duy trì cân bằng glucose trong và ngoài tế bào. Khi bị viêm nha chu nặng tuyến tụy phải tăng cường tiết insulin để hấp thu glucose. Trong thời gian dài cố gắng tiết insulin, khiến tuyến tụy bị suy nhược dẫn đến bệnh tiểu đường.

Hậu quả khôn lường của viêm nha chu
Hậu quả khôn lường của viêm nha chu

Viêm nha chu còn là nguyên nhân gây nên các bệnh về tim mạch: Viêm nha chu không được điều trị có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, làm cho mạch máu bị thu nhỏ lại, khi đó người bệnh rất dễ bị đột quỵ

Nguy cơ nhiễm trùng đường huyết cao nếu viêm nha chu đi vào sâu bên trong.

Đối với phụ nữ mang thai nếu bị viêm nha chu sẽ có nguy cơ sinh non, sinh con thiếu cân.

Ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày: Viêm nha chu thường đi kèm theo túi mủ, nếu ở vị trí răng cửa, khi cười những phần bị viêm nha chu nộ ra làm cho người đối diện cảm thấy sợ khi nhìn vào. Ngoài ra, bị viêm nha chu còn gây ra mùi hôi miệng khó chịu, khi giao tiếp khiến người đối diện không thoải mái. Từ đó làm cho bạn mất tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.

Vậy nên khi có triệu chứng bị viêm nha chu bạn nên tìm ngay có mình giải pháp để khắc phục càng sớm càng tốt nhé.

Thuốc bôi chữa viêm nha chu

Thuốc trị viêm nha chu là loại thuốc nào? Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến:

Thuốc bôi chữa viêm nha chu
Thuốc bôi chữa viêm nha chu

Thuốc Metrogyl Denta

Thuốc trị viêm nha chu Metrogyl Denta là loại thuốc trị viêm nha chu có dạng gel màu trắng đục với các thành phần Metronidazole Benzoate BP, dung dịch Chlorhexidine Gluconate Solution BP (20%) và các tá dược vừa đủ. Thuốc có tác dụng sát khuẩn, giúp diệt trừ các ổ vi khuẩn tồn tại bên trong nướu, cải thiện tình trạng sưng viêm, thúc đẩy quá trình chữa lành thương nhanh. Loại thuốc này được bán tại một số nhà thuốc trên toàn quốc.

Cách sử dụng

  • Bước 1: Vệ sinh răng miệng thật sạch trước khi bôi để loại bỏ hoàn toàn những mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn bám trên vết thương. Sau đó nhổ hết nước bọt để vết thương khô
  • Bước 2: Dùng một lượng thuốc vừa đủ thoa lên vùng bị sưng viêm, tránh bôi quá dày
  • Bước 3: Mỗi ngày thoa thuốc 2 lần vào buổi sáng và tối để giúp tình trạng viêm nhiễm nhanh khỏi.

Lưu ý: Khi bôi thuốc trị viêm nha chu Metrogyl Denta bạn sẽ có hiện tượng đắng miệng, sưng tạm thời,… Thuốc chống chỉ định với người mẫn cảm với các thành phần của thuốc và phụ nữ đang cho con bú.

Thuốc trị viêm nha chu Emofluor Gel

Thuốc trị viêm nha chu Emofluor Gel là loại thuốc điều trị viêm nha chu được bác sĩ chỉ định nhiều. Thuốc có chứa các thành phần như Glycerin, Cellulose Gum, Propylenglycol, và các hoạt chất khác. Thuốc được bào chế dưới dạng gel nên có khả năng thẩm thấu nhanh vào bên trong vùng lợi bị viêm.

Tuy nhiên, thuốc chống chỉ định với những người bị dị ứng, mẫn cảm với những thành phần của thuốc. Thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú và trẻ em dưới 6 tuổi. Trước khi sử dụng nên hỏi ý kiến bác sĩ cẩn thận, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Thuốc trị viêm nha chu emofluor gel
Thuốc trị viêm nha chu Emofluor Gel

Cách sử dụng

  • Bước 1: Vệ sinh răng miệng thật sạch bằng bàn chải đánh răng, nước súc miệng
  • Bước 2: Rửa tay thật sạch bằng nước sạch
  • Bước 3: Lấy một lượng gel vừa đủ sau đó bôi lên vùng lợi bị viêm nha chu
  • Bước 4: Để thuốc khoảng 1 phút sau đó nhổ nước tiết ra, tránh nuốt thuốc vào trong.

Thực hiện cách này mỗi ngày 3 – 4 lần và liên tục trong vòng 1 tuần, có thể lâu hơn với những người bị viêm nha chu nặng.

Thuốc trị viêm nha chu Dertesmin P

Dertesmin P là loại thuốc trị viêm nha chu có xuất xứ Đức và được sử dụng rộng rãi trong y khoa. Nhờ có chứa 1% thành phần chlorhexidinebis nên thuốc có tác dụng loại bỏ những vi khuẩn gây hại đến mô mềm của lợi, giúp làm sạch nướu hiệu quả. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng hỗ trợ điều trị sưng tấy, đau nhức do viêm nha chu gây ra. Tuy nhiên, thuốc Dentosmin P không có khả năng tiêu diệt tận gốc bệnh viêm nha chu.

Hướng dẫn sử dụng: Đầu tiên bạn cần vệ sinh răng miệng và tay thật sạch với nước. Sau đó, lấy một lượng thuốc vừa đủ ra tay hoặc tăm bông rồi bôi nhẹ nhàng lên vùng lợi bị viêm nha chu. Để khoảng 1 – 2 để thuốc thấm vào bên trong thì nhổ nước bọt tiết ra rồi súc miệng lại với nước sạch, không nuốt thuốc vào bên trong. Thực hiện cách này theo chỉ định của bác sĩ để bệnh lý viêm nha chu nhanh khỏi.

Thuốc bôi viêm nha chu dertesmin p
Thuốc bôi viêm nha chu Dertesmin P

Lưu ý: Thuốc có tác dụng phụ là phát ban, sưng tấy tấy tạm thời, khó thở. Phụ nữ mang thai và người bệnh đang sử dụng các loại thuốc chữa bệnh khác thì tuyệt đối không được sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là gợi ý một số loại thuốc điều trị viêm nha chu. Trước khi thực hiện bất kì loại thuốc nào bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh để lại những biến chứng, làm tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.

Tuy nhiên, những loại thuốc này chỉ có tác dụng kìm hãm quá trình phát triển của bệnh lý và điều trị viêm nha chu nhẹ. Còn với những bệnh lý viêm nha chu nặng bạn nên đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.

Cách phòng tránh viêm nha chu

Để răng miệng luôn khỏe mạnh bạn cần đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Khi vệ sinh bạn nên sử dụng bàn chải mềm, lực chải nhẹ để không ảnh hưởng đến răng, nướu.

Bạn nên sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn những mảnh vụn thức ăn sâu bên trong các kẽ răng mà bàn chải đánh răng chưa lấy đi hết. Từ đó mang lại hàm răng chắc khỏe, hơi thở thơm mát.

Hạn chế hút thuốc lá để tránh gây hại cho răng, nướu và những bệnh liên quan đến cơ thể tiêu biểu là ung thư phổi.

Cách phòng tránh viêm nha chu
Cách phòng tránh viêm nha chu

Cần đến nha khoa thăm khám định kì 6 tháng/lần (2 lần/năm) để được bác sĩ lấy cao răng, kiểm tra răng miệng sớm phát hiện ra mầm mống bệnh lý để sớm được khắc phục, tránh những nguy hại cho răng và thời gian điều trị nhanh hơn, tiết kiệm chi phí.

Chế độ ăn uống hợp lý: Bổ sung nhiều rau xanh, chất xơ, vitamin,… giúp cho răng luôn khỏe mạnh, có khả năng chống lại những vi khuẩn gây bệnh.

Vậy là nha khoa VIET SMILE đã cùng bạn đi tìm hiểu xong bị viêm nha chu là gì? Nguyên nhân, hậu quả của chúng và loại thuốc trị viêm nha chu. Hy vọng với những kiến thức đó sẽ giúp bạn sớm cải thiện bệnh lý viêm nha chu và có một hàm răng khỏe mạnh.

Chia sẻ của bác sĩ về viêm nha chu

Đánh giá bài viết
Bình luận của bạn

Zalo
Gọi ngay
Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú