Triệu chứng răng cấm bị sâu – 6 việc nên làm khi răng cấm bị sâu

Răng cấm bị sâu là tình trạng răng miệng của bạn đang gặp vấn đề nguy hiểm gây đau nhức dữ dội và làm cản trở lớn đến việc ăn nhai hằng ngày. Vậy răng cấm bị sâu do đâu và nên làm gì khi răng cấm bị đau? Thông tin trong bài viết dưới đây nha khoa VIET SMILE sẽ giúp bạn hiểu hơn, các bạn cùng theo dõi nhé!

6 việc nên làm khi bị đau răng cấm
6 việc nên làm khi bị đau răng cấm

Triệu chứng nhận biết răng cấm bị sâu

Răng cấm bị sâu có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra khiến bạn bị đau nhức dữ dội. Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác kèm theo như:

  • Răng đổi màu ở một vài vùng trên mặt nhai hoặc kẽ giữa hai răng. Sau một thời gian, những điểm này biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen
  • Đau răng đột ngột
  • Đau khi ăn nhai hoặc vệ sinh răng miệng
  • Răng nhạy cảm với đồ nóng lạnh
  • Đau nhức gần hàm
  • Đau nhức dữ dội về đêm
  • Cơ hàm bị căng cứng
  • Đau đầu
  • Sốt

Đau răng cấm là nguyên nhân do đâu

Răng cấm bị đau là tình trạng gặp khá phổ biến hiện nay tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết được nguyên nhân do đâu gây ra những cơn đau nhức đó. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra đau nhức răng cấm:

Đau răng cấm là nguyên nhân do đâu
Đau răng cấm là nguyên nhân do đâu

Do răng cấm bị chấn thương

Răng bị sứt, mẻ do ăn đồ ăn quá cứng hay do bị chấn thương do va đập là một trong những nguyên nhân gây ra đau răng cấm.Tình trạng đau nhức được biểu hiện rõ nhất khi bạn ăn những đồ ăn nóng và lạnh hoặc đồ ăn chua, cay.

Khi răng cấm bị chấn thương lớp ngà răng sẽ bị mất đi không còn khả năng bảo vệ răng nên đây cũng chính là cơ sở khiến răng cấm bị sâu, gây đau nhức dữ dội.

Đau răng cấm do sâu răng, viêm tủy

Răng cấm là chiếc răng tham gia chính vào việc ăn nhai nghiền thức ăn và là những chiếc răng nằm sâu bên trong hàm, nên nếu việc vệ sinh không đảm bảo sẽ có nguy cơ sâu răng cao hơn so với các răng khác trên cung hàm. Khi răng cấm bị, sâu trên răng thường xuất hiện những chấm đen trên thân răng hoặc bề mặt răng, khi ăn nhai hoặc vệ sinh răng miệng thường gây đau buốt khó chịu.

Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời vi khuẩn từ những lỗ sâu đó đi vào trong răng gây ra tình trạng viêm tủy răng, hoại tử tủy khiến bệnh nhân đau nhức dữ dội khi bị kích thích, một số trường hợp còn xuất hiện các cơn đau tự phát. Khi tủy bị bệnh có thể hoặc không thể phục hồi lại được do đó nếu bị sâu răng bạn nên đến nha khoa để thăm khám và điều trị sớm nhất có thể.

Do áp xe răng

Do áp xe răng
Do áp xe răng

Áp xe răng là biến chứng nhiễm trùng, do sâu răng, bệnh lý về nướu hoặc do bị chấn thương răng hình thành. Khi bị áp xe răng bạn sẽ cảm thấy đau nhức khó chịu toàn bộ khuôn miệng, đau nhức dữ dội nhất ở vùng răng bị áp xe và có hiện tượng tụ mủ, chảy mủ.

Ngoài ra bệnh còn gây ra chóng mặt, sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi,… hay ảnh hưởng đến tính mạng của con người. Qua đó cho thấy áp xe răng là một biến chứng nguy hiểm vậy nên bạn cần phải quan tâm đến sức khỏe răng miệng để có những biện pháp khắc phục ngay từ khi bệnh còn ở tình trạng nhẹ.

Các bệnh về nướu gây đau răng cấm

Các bệnh lý về nướu gây đau răng cấm thường gặp nhất hiện nay là viêm nướu, viêm nha chu,… Khi mô nướu bị viêm nhiễm sẽ gây ra những cơn đau nhức khi nhai nghiền thức ăn, thậm chí là đau nhức tự phát tại vị trí răng cấm. Tình trạng này có thể biến chuyển nặng hơn nếu như không được điều trị kịp thời như làm đau, chảy máu, viêm quanh chân răng, tiêu ổ xương răng, thậm chí là mất răng vĩnh viễn.

Do nghiến răng

Nghiến răng là một thói quen xấu do ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân khác nhau như di truyền, rối loạn khớp cắn, tâm lý,… Tật nghiến răng thường xảy ra vào ban đêm khi bạn đi ngủ khiến việc kiểm soát trở nên khó khăn hơn. Nghiến răng là khi các răng siết chặt vào nhau tạo ra những tiếng kêu két két nghe rất ghê tại.

Lâu ngày sẽ gây tổn thương răng, men răng bị mài mòn, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào men răng gây ra sâu răng và đau nhức răng cấm. Hay răng cấm bị lung lay do tật nghiến răng gây ra cũng là một trong những nguyên nhân khiến răng cấm bị đau.

Đau răng cấm nên làm gì?

Răng cấm còn có tên gọi khác là răng số 6, số 7 hay còn gọi là răng hàm lớn. Những chiếc răng này có chức năng quan trọng trong việc nhai nghiền thức ăn trước khi đi vào dạ dày. Do đó nếu răng cấm bị đau thì cần có biện pháp để khắc phục nhanh chóng để không làm ảnh hưởng để tránh các rủi ro cho răng miệng sau này.

Đau răng cấm nên làm gì?
Đau răng cấm nên làm gì?

Sử dụng thuốc để hạn chế đau răng cấm

Thuốc có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn giúp giảm đau nhức và kiểm soát được tình trạng viêm nhiễm giúp ổn định sức khỏe răng miệng. Khi bạn bị đau răng cấm bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau như Paracetamol hay Efferalgan để giúp giảm những cơn đau tạm thời.

Ngoài ra bạn nên dùng bổ sung thêm một số loại thuốc kháng viêm như Augmentin, Medrol 16mg,… giúp cho tình trạng đau nhức răng không tiến triển nặng hơn, đồng thời giúp cho quá trình điều trị được thuận lợi hơn.

Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Chườm nóng hoặc lạnh là biện pháp được áp dụng phổ biến được áp dụng khi bị đau răng cấm. Khi chườm nóng hoặc chườm lạnh sẽ giúp điều chỉnh mạch máu lưu thông vào vị trí răng đau, từ đó những cơn đau, sưng, viêm nhiễm sẽ được kiểm soát.

Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Để giảm đau bạn dùng khăn hoặc túi chườm để chườm ngoài mặt vị trí răng cấm bị đau giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tạm thời chứ không thể chấm dứt hoàn toàn được tình trạng đau răng. Do đó bạn nên đến nha khoa để thăm khám để điều trị dứt điểm.

Trám răng cấm bị sâu – đau

Khi răng cấm bị sâu do vi khuẩn hình thành và tấn công mạnh làm phá vỡ men răng tạo ra các chấm đen trên thân răng hoặc bề mặt răng, gây đau nhức, khó chịu. Với những trường hợp này bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp trám răng để giúp phục hồi lại những phần men răng đã mất.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám răng thẩm mỹ như composite trám lên bề mặt chiếc răng cấm bị sâu để bít kín những lỗ sâu răng, từ đó loại bỏ được sự phát triển của vi khuẩn, răng sẽ chắc khỏe hơn và tình trạng đau nhức, ê buốt được chấm dứt hoàn toàn.

Điều trị tủy khi răng cấm bị sâu

Khi răng vi khuẩn tấn công mạnh gây ra viêm tủy răng gây đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sinh hoạt hằng ngày. Khi tủy răng bị bệnh chúng không có khả năng tự lành lại được mà tình trạng viêm nhiễm còn có thể sẽ ngày càng lan rộng ra ảnh hưởng đến xương răng và có thể bị rụng răng.

Điều trị tủy khi răng cấm bị sâu
Điều trị tủy khi răng cấm bị sâu

Vậy nên để điều trị dứt điểm khi răng cấm bị đau do bị viêm tủy bác sĩ sẽ thực hiện điều trị tủy. Đầu tiên bác sĩ sẽ loại bỏ hết những phần tủy bị bệnh sau đó tiến hành làm sạch ống tủy. Cuối cùng bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu nha khoa để trám bít ống tủy nhằm kéo dài tuổi thọ của răng cấm.

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng cấm bị sâu hiệu quả ngay sau khi thực hiện. Bọc răng sứ không chỉ hạn chế được tình trạng sâu răng mà còn mang lại tính thẩm mỹ cao cho hàm răng, đồng thời giúp cho việc ăn nhai được tốt hơn.

Trước khi tiến hành bọc răng sứ bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra xem răng của bạn đang gặp tình trạng như thế nào. Nếu sâu răng ở tình trạng nhẹ, bác sĩ sẽ thực hiện các bước để bọc răng sứ như mài cùi răng thật theo tỷ lệ đã được tính toán sao cho sau lắp răng sứ mão sứ và răng thật được sát khít với nhau.

Còn với những tình trạng sâu răng nặng bác sĩ sẽ phải thực hiện thêm bước điều trị tủy răng để loại bỏ những phần tủy bệnh, để bảo vệ răng thật bên trong, từ đó giúp cho quá trình điều trị sâu răng được hiệu quả nhất. Sau khi lắp răng sứ tình trạng đau nhức ê buốt sẽ chấm dứt hoàn toàn.

Cấy implant – Phục hình răng cấm bị sâu nặng

Cấy implant phục hình răng cấm bị sâu
Cấy implant phục hình răng cấm bị sâu

Với những trường hợp răng cấm bị sâu quá nặng, không thể giữ lại được thì nhổ răng là chỉ định cuối cùng bác sĩ đưa ra. Sau khi nhổ răng sẽ để lại khoảng trống khiến việc ăn uống trở lên khó khăn hơn. Để giúp bạn có một hàm răng chắc khỏe bác sĩ sẽ chỉ định cấy ghép implant để giúp phục hình những chiếc răng đã mất đó. Để phục hình răng đầu tiên bác sĩ sẽ cấy ghép trụ implant vào xương hàm, trụ implant có vai trò như chân răng thật.

Sau đó bạn sẽ cần đợi một thời gian cho trụ tích hợp hoàn toàn vào xương để đảm bảo sự chắc chắn, an toàn. Khi trụ implant đã được ổn định bác sĩ sẽ tiến hành gắn mão sứ lên trên để hoàn tất quá trình phục hình răng. Từ đó việc ăn nhai của bạn tốt hơn, đồng thời sức khỏe răng miệng được đảm bảo và thẩm mỹ khuôn mặt không bị ảnh hưởng.

Răng cấm bị sâu có nên nhổ không?

Nếu bạn gặp tình trạng răng cấm bị sâu thì nên đến cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và có phương án điều trị phù hợp. Nếu vẫn có thể cứu chữa răng thì nên chữa trị răng thật, bảo tồn tối đa. Với trường hợp răng cấm bị sâu không thể cứu chữa thì nên nhổ răng cấm đó và tiến hành trồng implant phục hình cho răng đã mất.

Nhổ răng cấm bị sâu có đau không?

Nhổ răng có lẽ là cái tên mà khiến nhiều người sợ hãi. Vậy nên khi phải nhổ răng cấm nhiều người đã có câu hỏi là nhổ răng cấm có đau không? Thực tế tại nha khoa VIET SMILE với công nghệ nhổ răng sóng siêu âm bằng máy Piezosurgery cùng với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm nên quá trình nhổ răng diễn ra nhanh chóng, nhẹ nhàng, an toàn, khả năng lành vết thương nhanh.

Nhổ răng cấm bị sâu có đau không?
Nhổ răng cấm bị sâu có đau không?

Bên cạnh đó quá trình nhổ răng đã có sự hỗ trợ của thuốc tê tại vị trí nhổ răng nên bạn sẽ không cảm thấy đau nhức, khó chịu và không ảnh hưởng gì đến công sống sinh hoạt hằng ngày của bạn. Vậy nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi nhổ răng cấm bị sâu.

Nếu bạn đang bị đau răng cấm do răng cấm bị sâu mà chưa biết nên chọn địa chỉ nha khoa nào uy tín để điều trị, thì bạn có thể đến với nha khoa VIET SMILE để được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất nhé. Hoặc bạn có thể liên hệ Hotline 1900 3331 để được tư vấn nhanh nhất!

Khi nào cần cấy ghép implant

Đánh giá bài viết
Bình luận của bạn

Zalo
Gọi ngay
Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú