Nâng xoang kín và nâng xoang hở trong cấy ghép implant

Ghép xương hoặc nâng xoang là những lựa chọn khả thi cho những khách hàng muốn cấy ghép răng implant nhưng chất lượng xương không đủ. Vậy những trường hợp nào cần nâng xoang? Có những kỹ thuật nào? cần lưu ý gì khi thực hiện? Việt Smile mời bạn tìm hiểu chi tiết tại bài viết này.

Nâng xoang
Nâng xoang kín và nâng xoang hở trong cấy ghép implant

Nâng xoang là gì?

Để cấy trụ implant thành công, khách hàng cần có xương hàm khỏe mạnh đủ và ổn định để có thể bảo vệ và giúp cho trụ implant tích hợp chắc vào xương hàm, tồn tại vững bền. Nếu xương hàm không đảm bảo nha sĩ có thể đưa ra chỉ định tái sinh xương hoặc nâng xoang để tạo điều kiện cho khách hàng có thể tiến hành cấy ghép răng implant thành công

Nâng xoang là thủ thuật để làm tăng thể tích xương, bằng cách tách một phần niêm mạc xoang ra khỏi xương hàm trên, giúp cho xương hàm có đủ điều kiện về cả về chiều cao, mật độ và thể tích để thực hiện cấy implant.

Nâng xoang nhằm mục đích cải thiện cấu trúc xương, cho phép bác sĩ có thể tiến hành đặt implant vào vùng thiếu xương ở vị trí mất răng phía sau hàm trên một cách tối ưu.

Nâng xoang thường được ứng dụng khi cấy ghép cho vùng răng hàm trên, đặc biệt là các răng số 4,răng số 5, răng số 6, răng hàm số 7. Có 2 cách nâng xoang phổ biến hiện nay đó là nâng xoang kín và nâng xoang hở.

Cấy ghép implant cần nâng xoang khi nào?

Nâng xoang để bổ sung thêm xương, tăng cấu trúc xương hàm được đề xuất cho những khách hàng bị mất xương không đủ điều kiện trồng răng implant.

Cụ thể là các trường hợp:

  • Người thiếu xương hoặc chất lượng xương kém do di truyền
  • Xương hàm trên chưa bị tiêu quá nhiều nhưng thiếu khối lượng xương
  • Xương hàm bị tiêu biến nhiều, mật độ xương quá mỏng do mất răng lâu năm
  • Mất xương do nhiễm trùng (bệnh nha chu)
  • Tiêu xương do nhổ răng sâu, hỏng
Cấy ghép implant cần nâng xoang khi nào?
Cấy ghép implant cần nâng xoang khi nào?

Để biết chính xác để cấy implant bạn có cần phải nâng xoang hay không, bạn cần tới gặp bác sĩ nha khoa để tiến hành thăm khám trực tiếp, chẩn đoán trên phim X-quang.

Ai không nên nâng xoang

Kỹ thuật nâng xoang chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Khoảng liên hàm không đủ cho làm phục hình răng.
  • Khoảng gần – xa vùng mất răng không đủ cho làm phục hình răng.
  • Khách hàng mất răng chưa đến tuổi trưởng thành.
  • Khách hàng có bệnh lý xoang hàm không cho phép phẫu thuật.
  • Khách hàng đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.
  • Người có bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.

Nâng xoang hở

Nâng xoang hở còn gọi là kỹ thuật nâng xoang qua cửa sổ mặt bên, thường sẽ được chỉ định trong những tình huống thiếu xương nhiều, chiều cao xương còn lại dưới 2mm, đáy xoang không thuận lợi như gồ ghề, xơ dính, đáy có vách ngăn, có dịch trong xoang, người có bệnh lý viêm xoang…

Quy trình thực hiện cụ thể như sau:

  1. Bước 1: Chụp phim CT Cone Beam 3D để xác định độ sâu của xoang hàm
  2. Bước 2: Gây tê và mở vạt lợi tại vị trí răng cần nâng xoang. Tiến hành bóc rộng vạt lợi để đảm bảo cho thao tác nâng xoang của bác sĩ, sau đó  tiếp cận thành trước xoang hàm.
  3. Bước 3: Bóc tách màng xương và nâng cao xoang hàm bằng dụng cụ chuyên dụng
  4. Bước 4: Bổ sung xương nhân tạo vào để lấp đầy khoảng trống ở vị trí xoang vừa được nâng lên.
  5. Bước 5: Đóng vạt nướu và khâu kín lại.
Kỹ thuật nâng xoang hở
Kỹ thuật nâng xoang hở

Ưu điểm của kỹ thuật nâng xoang hở là giúp nha sĩ thao tác dễ dàng và kiểm soát đáy xoang.

Nhược điểm: kỹ thuật nâng xoang hở có mức độ xâm lấn rộng nên thường sưng đau nhiều sau khi thực hiện.

Nâng xoang kín

Nâng xoang kín (nâng xoang tại vị trí cấy implant): thường áp dụng cho các trường hợp chiều cao xương còn lại từ 3 mm trở lên. Khi đáy xoang hàm thuận lợi, không có những yếu có nguy cơ như viêm xoang, vách xoang hay dính xoang…

Quy trình thực hiện nâng xoang kín cụ thể như sau:

  1. Bước 1: Chụp CT Cone Beam 3D để xác định tình trạng xoang hàm trên.
  2. Bước 2: Khoan một lỗ nhỏ khoảng 2mm trên nướu răng, theo chiều dọc từ dưới lên
  3. Bước 3: Bơm xương nhân tạo vào thông qua ống bơm chuyên dụng. Lượng xương được bơm vừa đủ để xoang hàm được đẩy lên vị trí cần thiết.
  4. Bước 4: Gắn trụ Implant (nếu có thể) và đóng lỗ khoan bằng chỉ tự tiêu.
Nâng xoang kín
Nâng xoang kín trong cấy implant

Ưu điểm: kỹ thuật nâng xoang kín ít sưng đau sau thực hiện.

Nhược điểm: Nâng xoang kín nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn tới thủng đáy xoang hàm.

Nâng xoang trong cấy ghép implant cần lưu ý gì?

Trước khi thực hiện, quá trình nâng xoang và sau nâng xoang bạn cần lưu ý một số điều sau:

Trước khi thực hiện

Nâng xoang kín và nâng xoang hở trong cấy ghép implant đều là kỹ thuật phức tạp vì vậy bạn cần tìm hiểu kĩ càng, đến các bệnh viện uy tín để thực hiện . Hầu hết tại những hệ thống lớn đều sẽ có bác sĩ chuyên khoa giỏi, có kinh nghiệm trong kỹ thuật nâng xoang, hỗ trợ cấy ghép implant.

Bạn cần cung cấp cho bác sỹ tiền sử bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng, các bệnh lý toàn thân (nếu có)  để bác sĩ nắm bắt và lên kế hoạch điều trị toàn diện và chuẩn xác nhất.

Trong quá trình thực hiện

Cả nâng xoang kín và nâng xoang hở đều được bác sĩ tiến hành gây tê trước nên bạn không hề có cảm giác khó chịu hay đau đớn gì. Sau hết thuốc tê bạn có thể đau, sưng, chảy máu. Tuy nhiên đó đều là những tình trạng tạm thời, hoàn toàn bình thường, bạn không cần quá lo lắng. Lúc này bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cần thiết để kiểm soát cơn đau, giúp chúng mau chóng hết.

Nâng xoang xong cần chú ý gì

Lưu ý sau nâng xoang
Lưu ý sau nâng xoang

Sau khi thực hiện nâng xoang, vết thương và phần xương nhân tạo tích hợp cần thời gian ít nhất từ 4 – 6 tháng để hoàn toàn ổn định. Sau thời gian này, bác sĩ mới đưa trụ implant vào xương hàm để tích hợp tiếp. Tuy nhiên với một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ đánh giá và quyết định có tiến hành trụ Implant vào cùng thời điểm nâng xoang hay không. Nếu được thì sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian cho khách hàng, giảm số lần thực hiện tiểu phẫu.

Bạn cần lưu ý một số điều về chế độ chăm sóc sau nâng xoang như sau:

  • Không sử dụng thuốc lá
  • Không nên sử dụng ống hút
  • Hạn chế hắt hơi
  • Tuyệt đối không khạc nhổ
  • Hạn chế việc lao động nặng, quá sức
  • Hạn chế di chuyển bằng đường hàng không, hạn chế bơi lội.
  • Không chải răng khu vực mới nâng xoang trong vòng 3 ngày đầu

Lưu ý: Nếu sưng đau kéo dài, sốt cao hoặc các biểu hiện bất thường bạn cần gọi điện cho bác sỹ để được hỗ trợ nhanh nhất.

Hi vọng với những chia sẻ trên, Việt Smile đã giúp bạn biết về kỹ thuật nâng xoang kín và nâng xoang hở trong cấy ghép implant.. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào, hãy gọi ngay tới tổng đài 1900 3331 để được bác sĩ giải đáp nhanh chóng.

Đánh giá bài viết
Zalo
Gọi ngay
Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú